Bức ảnh sông băng Thụy Sĩ "bốc hơi" gây sửng sốt

Những bức ảnh được cặp đôi người Anh ghi lại trong chuyến du lịch đã lan truyền với tốc độ chống mặt vì cho thấy tốc độ tan chảy đáng kinh ngạc của các dòng sông băng ở Thụy Sĩ.

Lần đầu đến thăm sông băng Rhône vào tháng 8/2009, Duncan và Helen Porter (du khách Anh) chụp một bức ảnh lưu niệm với khung cảnh ở đây.

Sau gần 15 năm, cặp vợ chồng mới quay trở lại đây cùng 2 cô con gái và họ đã chụp một bức ảnh ở cùng vị trí nhưng với phông nền rất khác.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Porter cho biết: "Đó là sự thật, sự thay đổi này đã khiến tôi bật khóc". Bài viết với 2 bức ảnh đã thu hút hơn 4,4 triệu lượt xem và hơn 9.585 lượt đăng lại.

Trong bức ảnh được chụp hôm 5/8, lớp băng trắng khổng lồ tan chảy để lộ ra những tảng đá xám gồ ghề và một hồ nước bao phủ phía trước. Bức ảnh đã đóng khung một phần của cuộc sự biến đổi khí hậu, sự tương phản rõ rệt trong 2 bức ảnh đã thu hút sự chú ý của mọi người.

Bức ảnh sông băng Thụy Sĩ bốc hơi gây sửng sốt
Bức ảnh trên được chụp vào tháng 8/2009, bức ảnh dưới được chụp đầu tháng 8 năm nay. (Ảnh: Duncan Porter).

Theo Euro News, châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình ở đây đã tăng lên khoảng 2,3 độ C so với trước thời kỳ công nghiệp hóa, cao hơn 1,3 độ C so với mức tăng toàn cầu.

Nhiệt độ từ nhiên liệu hóa thạch đang bào mòn các vùng đóng băng, dẫn đến tình trạng các sông băng biến mất trên diện rộng.

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Sĩ (SCNAT) và Glacier Monitoring Switzerland (GLAMOS) công bố năm ngoái, Thụy Sĩ đã mất khoảng 10% băng hà trong 2 năm, 1/3 khối lượng sông băng của quốc gia này đã tan chảy kể từ năm 2000.

Bức ảnh sông băng Thụy Sĩ bốc hơi gây sửng sốt
Sông băng Rhône bắt nguồn từ dãy núi Alps của Thụy Sĩ, là một trong những sông băng chính cung cấp nước cho hồ Geneva. (Ảnh: Patrick Robert Doyle).

Bên cạnh đó, các sông băng ở Áo và Italy cũng đang bị đe dọa, bao gồm cả các dòng sông băng biểu tượng ở Dolomites.

Trước đó, một nghiên cứu đã kết luận rằng một nửa số sông băng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ 21, ngay cả khi mức tăng nhiệt độ toàn cầu được giới hạn ở 1,5 độ C. Theo tác giả, những hành động vì khí hậu vẫn có thể cứu vãn phần còn lại.

Helen Porter chia sẻ với tờ The Guardian rằng: "Nhiều người cảm thấy rất bất lực khi chứng kiến điều này".

Mặc dù bài đăng còn thu hút sự chú ý của nhiều người phủ nhận sự biến đổi khí hậu, Porter cho biết anh chỉ quan tâm đến "những bình luận thực sự tử tế".

Một cư dân sống ở Bristol - thành viên của một nhóm hành động chống biến đổi khí hậu ở Anh cho biết thêm: "Theo kinh nghiệm của tôi, có rất nhiều việc mà mọi người có thể thực hiện để cải thiện tình trạng nóng lên toàn cầu".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ

Công nghệ "tóm" CO2 từ tàu biển để chống biến đổi khí hậu

Hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và các tàu vận tải biển chiếm khoảng 3% lượng khí thải carbon của thế giới.

Đăng ngày: 09/08/2024
Kế hoạch

Kế hoạch "điên rồ" để làm mát Trái đất

Trước tình hình biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang cân nhắc giải pháp không tưởng, phun chất ô nhiễm lên tầng bình lưu.

Đăng ngày: 08/08/2024
Động đất mạnh gây sóng thần tấn công Nhật Bản

Động đất mạnh gây sóng thần tấn công Nhật Bản

Nhật Bản ngày 8/8 đã phát cảnh báo sóng thần tại một số khu vực của đảo Kyushu và Shikoku ở phía nam sau khi nước này ghi nhận các trận động đất mạnh 6,9 và 7,1 độ.

Đăng ngày: 08/08/2024
Có thể thu hồi các nguyên tố đất hiếm hiệu quả tới 99% từ hóa chất điều trị ung thư

Có thể thu hồi các nguyên tố đất hiếm hiệu quả tới 99% từ hóa chất điều trị ung thư

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách tinh chế khoáng chất đất hiếm từ các thiết bị bỏ đi bằng một hợp chất hóa học thường được sử dụng trong y học.

Đăng ngày: 08/08/2024
La Nina sắp xuất hiện, Biển Đông còn 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới

La Nina sắp xuất hiện, Biển Đông còn 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới

Hiện tượng La Nina dự báo sẽ xuất hiện vào mùa thu, mang đến mưa lũ, bão nhiều hơn cho Việt Nam các tháng cuối năm 2024.

Đăng ngày: 08/08/2024
Chuyện gì xảy ra với tảng băng lớn nhất thế giới?

Chuyện gì xảy ra với tảng băng lớn nhất thế giới?

Tảng băng lớn nhất thế giới, tên ký hiệu là A23a, khiến giới chuyên gia chú ý khi nó quay lại vị trí cũ sau hơn 5 tháng " lang thang" qua mũi phía Bắc của bán đảo Nam Cực.

Đăng ngày: 07/08/2024
Mùa bão Đại Tây Dương 2024 sẽ nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu

Mùa bão Đại Tây Dương 2024 sẽ nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu

Bão Debby đã đổ bộ vào khu vực Big Bend của Florida vào thứ Hai (5/8) ở cấp 1, hiện tượng này là một phần của mùa bão Đại Tây Dương năm 2024, được dự đoán bởi các chuyên là đặc biệt nguy hiểm.

Đăng ngày: 07/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News