Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Đám bụi lớn từ sa mạc Sahara khiến chất lượng không khí ở nhiều nơi tại châu Âu giảm 5 lần và có thể tạo ra “mưa máu”.


Video: WMO

Một đám bụi lớn màu nâu xuất hiện trong nhiều ảnh vệ tinh và bao phủ phần lớn Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp, dẫn tới lo ngại về chất lượng không khí và tầm nhìn. Gió mạnh từ bão Celia ở ngoài khơi phía tây bắc châu Phi cuốn theo bụi từ sa mạc Sahara và nâng lên cao trong khí quyển. Gió phương nam sau đó đẩy đám bụi về phía bắc tới châu Âu, nhuộm đỏ bầu trời.

Video do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chia sẻ cho thấy khung cảnh ở một khu trượt tuyết tại Tây Ban Nha, trong đó tuyết trông giống cát và bầu trời chuyển thành màu cam. WMO cũng chia sẻ ảnh chụp ở Thụy Sĩ với những ngọn núi phủ tuyết trắng trông như nhuốm màu cam.

Người dân châu Âu có thể ngắm hoàng hôn đẹp mắt do hạt bụi phân tán ánh sáng Mặt trời. Bầu trời sẽ có màu đỏ và cam khi Mặt trời mọc và lặn khiến tầm nhìn giảm sút và quang cảnh mù mịt. Do lượng bụi trong không khí lớn tới mức làm thay đổi màu sắc cảnh quan ở khắp Tây Âu, nhiều người bày tỏ lo ngại về chất lượng không khí. Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha đặc biệt có nguy cơ cao do hứng nhiều bụi nhất.

Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam
Khung cảnh ở khu trượt tuyết tại Tây Ban Nha dưới ảnh hưởng từ bụi Sahara.

Hôm 15/3, Cơ quan Môi trường châu Âu đo mật độ bụi ở Tây Ban Nha cao cấp hơn 5 lần ngưỡng khuyến cáo về chất lượng không khí của Liên minh châu Âu, theo chương trình quan sát Trái đất Copernicus. Mật độ bụi cao có thể tác động tới hệ hô hấp của tất cả người dân ở khu vực chịu ảnh hưởng, kích thích hen suyễn và tăng thêm ô nhiễm bụi mịn từ nguồn địa phương.

Cuối tuần này, các chuyên gia dự đoán bão Celia sẽ gây mưa rào ở phần lớn Tây Âu và mưa nặng hạt ở đông nam Tây Ban Nha. Nhiều khả năng nước mưa sẽ có màu đỏ ở nhiều nơi tại Tây Ban Nha do kết hợp với nồng độ bụi cao, tạo thành "mưa máu". Khi mưa rơi qua khí quyển, nước mưa giữ lại những hạt bụi trong không khí, khiến bụi rơi xuống và bao phủ xe cộ, nhà cửa và đường sá. Sau khi bụi lắng xuống, châu Âu sẽ trở nên quang đãng vào đầu tuần sau, bầu trời trở về màu xanh và chất lượng không khí tăng lên.

Bão bụi khá phổ biến ở vùng khô, gây ra do hệ thống bão di chuyển qua một khu vực và gió mạnh cuốn bụi bay đi. Hiện tượng tương tự sẽ xảy ra nhiều hơn trong tương lai gần. Biến đổi khí hậu có thể khiến bụi ở Sahara bay tới châu Âu nhiều hơn do mô hình gió và lượng mưa thay đổi bởi nhiệt độ ấm lên ở trên cạn và đại dương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Nhóm nhà khoa học Mỹ đang thực hiện dự án làm tuyết nhân tạo để hỗ trợ giải quyết giai đoạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1.200 năm qua.

Đăng ngày: 17/03/2022
Động đất 7,3 độ Richter, Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần

Động đất 7,3 độ Richter, Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã làm rung chuyển phía đông Nhật Bản vào tối 16-3. Hiện chưa có báo cáo thiệt hại.

Đăng ngày: 17/03/2022
Cầu vồng ngược hay ảo ảnh

Cầu vồng ngược hay ảo ảnh "trêu ngươi" người xem của tạo hóa?

Cầu vồng ngược được nhà thiên văn học kiêm giáo viên tiểu học người Ý Marcella Giulia Pace phát hiện khi mặt trời chuẩn bị lặn trên bầu trời ngày 24/2.

Đăng ngày: 14/03/2022
Phát hiện

Phát hiện "chiến binh bí ẩn" chống biến đổi khí hậu?

Rất nhiều sinh vật đang trú ngụ ở các lớp trầm tích dưới đáy biển và số lượng sinh vật khổng lồ này có thể đóng vai trò quan trọng, trong việc cô lập và hấp thụ carbon cũng như đối với lưới thức ăn đại dương.

Đăng ngày: 13/03/2022
Một nửa rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành thảo nguyên

Một nửa rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành thảo nguyên

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon ở khu vực Nam Mỹ có thể biến thành thảo nguyên (savanna) trong vài thập kỷ tới.

Đăng ngày: 09/03/2022
Các vệ tinh đã xác định vị trí của các

Các vệ tinh đã xác định vị trí của các "siêu phát xạ" methane trên thế giới

Các nhà khoa học đã phát hiện chính xác những nơi rò rỉ lượng lớn " siêu phát thải" khí methane từ sản xuất dầu và khí đốt, đóng góp tới 12% lượng methane vào bầu khí quyển hàng năm.

Đăng ngày: 08/03/2022
Nấm men trong trà Kombucha có thể dùng để tạo màng lọc nước bền vững với môi trường

Nấm men trong trà Kombucha có thể dùng để tạo màng lọc nước bền vững với môi trường

Nghiên cứu mới nhất cho thấy loại màng dựa trên Scoby hiệu quả hơn các loại màng thương mại khác trong việc lọc nước.

Đăng ngày: 07/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News