"Quái vật" thổi bong bóng khổng lồ gắn vào thiên hà chứa Trái đất

Các nhà khoa học có thể đã tìm ra thủ phạm tạo ra 2 cặp cấu trúc dạng bong bóng kỳ diệu gắn vào trên và dưới mặt phẳng thiên hà chứa Trái đất: chính là lỗ đen quái vật Sagittarius A*, khi còn trẻ trung.

Hai cấu trúc được gọi là bong bóng Fermi vốn được phát hiện từ năm 2010, chứa đầy khí nóng và từ trường phát ra bức xạ gamma, phình lên phía trên và dưới mặt phẳng thiên hà gần 30.000 năm ánh sáng mỗi phía và gây bối rối cho giới khoa học trong nhiều năm.


Bản đồ tia X và tia gamma của thiên hà chứa Trái đất Milky Way cho thấy 2 cấu trúc hình bong bóng phình ra, thủ phạm có thể là lỗ đen quái vật - (Ảnh: Nature).

Sau đó, năm 2020, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm bong bóng eROSITA, phát ra bức xạ tia X, phình lên gần 45.700 năm ánh sáng mỗi phía, bao trùm cả bong bóng Fermi.

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Hsiang-Yi Karren Yang từ Đại học Quốc gia Tsing Hua (Đài Loan) đã sử dụng các mô phỏng số để tìm ra "thủ phạm" nghịch ngợm đã thổi nên 2 cặp bong bóng khổng lồ này: đó chính là Sagittarius A*, chứ không phải do giai đoạn hình thành sao ồ ạt trước đây của thiên hà.

Theo SciTech Daily, các cấu trúc bong bóng hình thành do một hiện tượng gọi là "luồng phản lực vật lý thiên văn", tạo ra từ thời Sagittarius A* còn hoạt động mạnh mẽ.

Khi đó, Sagittarius A* tích cực nuốt vật chất từ một đám mây khí bụi khổng lồ xung quanh nó và có những cú "ợ hơi" kinh hoàng, dưới dạng các luồn phản lực.

Mô phỏng của nhóm tác giả cho thấy Sagittarius A* đã hoạt động mạnh mẽ từ 2,6 triệu năm trước, phóng luồng phản lực vào không gian trong suốt 100.000 năm và kết quả là 2 cặp bong bóng kỳ lạ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News