Bước đầu thử nghiệm thành công vòng chống côn trùng sản xuất bằng máy in 3D

Thiết bị nhỏ gọn, hiệu quả mở ra một tương lai vắng bóng bình xịt muỗi độc hại, khi chỉ cần đeo nhẫn là đã có thể xua đuổi được côn trùng.

Các nhà khoa học tại Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg (MLU) của Đức vừa phát triển thành công một loại thiết bị đuổi côn trùng mới. Với sự trợ giúp của máy in 3D, thành phần chế tạo thiết bị có thể được “nhào nặn” thành bất cứ hình dáng nào tiện cho người sử dụng. Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã in 3D một chiếc nhẫn có khoang chứa chất đuổi muỗi.

Bước đầu thử nghiệm thành công vòng chống côn trùng sản xuất bằng máy in 3D
Nhẫn in 3D chứa hợp chất xua đuổi côn trùng - (Ảnh: Du Fanfan).

Nguyên mẫu chất đuổi côn trùng được làm dựa trên IR3535, một hợp chất sản xuất bởi công ty MERCK. “Xịt đuổi muỗi chứa IR3535 nhẹ nhàng với làn da, và đã được sử dụng khắp thế giới suốt nhiều năm qua. Đó là lý do chúng tôi sử dụng nó trong thử nghiệm của mình”, giáo sư René Androsch tới từ Đại học MLU cho hay.

IR3535 sẽ giúp cơ thể được bảo vệ nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu tại MLU vẫn cố gắng tìm cách kéo dài hiệu lực của thuốc, bằng cách gói gọn hợp chất đuổi côn trùng vào một khoang nhỏ để sử dụng lâu dài. Bằng một chiếc nhẫn in 3D, họ đã làm được điều đó.

Các nhà khoa học sử dụng một kỹ thuật in 3D đặc biệt để đưa chất đuổi côn trùng vào trong một khoang polymer có thể phân hủy sinh học. “Về cơ bản, chất đuổi côn trùng sẽ liên tục bay hơi để tạo thành một lớp bảo vệ người sử dụng”, Du Fanfan, tác giả chính của nghiên cứu nhận định.

Tốc độ bay hơi của chất đuổi côn trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ môi trường, độ đậm đặc của hợp chất hay cấu trúc polymer của khoang chứa. Sau nhiều thử nghiệm trên mô hình máy tính cũng như trong phòng thí nghiệm, nhóm dự đoán chất đuổi côn trùng trong một chiếc nhẫn in 3D sẽ mất 1 tuần để bay hơi hết tại điều kiện 37 độ C, cũng chính là nhiệt độ trung bình của cơ thể.

Tuy nhiên, thiết bị chứa chất đuổi côn trùng nói trên vẫn chỉ đang mang tính thử nghiệm. Theo lời nhà nghiên cứu Androsch, nhóm sẽ cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm tìm ra hiệu năng của thiết bị dưới điều kiện thực tế. Họ nhận định vật chất làm nên khoang chứa chất đuổi côn trùng còn có thể tối ưu hơn nữa.

Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp Chí Dược Quốc tế.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới cho thấy: Virus có thể nghe và xem chúng ta

Nghiên cứu mới cho thấy: Virus có thể nghe và xem chúng ta

Nghiên cứu mới phát hiện virus có " mắt và tai" để xem xét chúng ta, một số loại virus có khả năng giám sát môi trường. Công trình này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển thuốc kháng virus.

Đăng ngày: 16/10/2022
Được mệnh danh là

Được mệnh danh là "Spider-Man" vì nuôi hơn 300 con nhện độc trong nhà

Một người đàn ông sống tại Anh đã được mệnh danh là " Spider-Man ngoài đời thực" khi nuôi hơn 300 con nhện độc trong nhà.

Đăng ngày: 13/10/2022
Gián khổng lồ tưởng tuyệt chủng cách đây 80 năm bất ngờ xuất hiện ở Úc

Gián khổng lồ tưởng tuyệt chủng cách đây 80 năm bất ngờ xuất hiện ở Úc

Một sinh viên ngành sinh học của Đại học Sydney ở Úc đã bất ngờ phát hiện ra một con gián khổng lồ thuộc loài gián ăn gỗ Panesthia lata tưởng chừng như đã tuyệt chủng từ những năm 1930.

Đăng ngày: 13/10/2022
Nguồn gốc và ý nghĩa tâm linh của hoa bỉ ngạn mà không phải ai cũng biết

Nguồn gốc và ý nghĩa tâm linh của hoa bỉ ngạn mà không phải ai cũng biết

Hoa bỉ ngạn là loài hoa gắn ᴠới truуền thuуết bi thương cùng nhiều giai thoại bí ẩn, một loài hoa luôn được nhắc đến với những câu chuyện buồn đau, sự chia ly, tuyệt vọng– bỉ ngạn.

Đăng ngày: 13/10/2022
Các loại virus ngoài đời thực có thể tạo ra

Các loại virus ngoài đời thực có thể tạo ra "zombie" hay không?

Đề tài zombie đã được khai thác rất nhiều trong phim ảnh, trò chơi điện tử.

Đăng ngày: 13/10/2022
Các nhà khoa học lần đầu chạm vào cây cao nhất trong rừng Amazon

Các nhà khoa học lần đầu chạm vào cây cao nhất trong rừng Amazon

Sau 3 năm lên kế hoạch, năm chuyến thám hiểm và hai tuần đi bộ xuyên rừng, các nhà khoa học đã đến được vị trí cây cao nhất, khoảng 25 tầng lầu, từng được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon.

Đăng ngày: 10/10/2022
Nghiên cứu mới cho thấy: Bèo tấm còn hơn cả siêu thực phẩm

Nghiên cứu mới cho thấy: Bèo tấm còn hơn cả siêu thực phẩm

Nhóm nghiên cứu CritMET tại Đại học Jacobs, Bremen (Đức) phát hiện bèo tấm không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà nó còn lưu trữ đất hiếm ở mức độ đặc biệt cao.

Đăng ngày: 09/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News