Công nghệ truyền điện không dây từ vũ trụ tới Trái đất
Một công ty New Zealand đang phát triển công nghệ truyền điện không dây từ các tấm pin quang năng trong vũ trụ về Trái đất thông qua sử dụng bức xạ điện từ.
Công ty công nghệ Emrod ở New Zealand đang phát triển công nghệ truyền điện không dây. Emrod thông báo hôm 27/9, công ty đã truyền thành công điện không dây từ máy phát tới máy nhận qua khoảng cách 36 m bên trong cơ sở do công ty hàng không Airbus điều hành ở Munich, Đức.
Mô phỏng vệ tinh truyền tín hiệu về Trái đất. (Ảnh: Yurkoman)
Máy phát đường kính 1,92m sản xuất tín hiệu tần số 5,8 gigahertz truyền qua phòng và đến máy nhận kích thước tương tự. Emrod hy vọng công nghệ này có thể ứng dụng để truyền điện trên khắp Trái đất, qua đó không cần lắp đặt các đường dây điện cao thế.
Về lý thuyết, truyền điện không dây có một số lợi ích, bao gồm ít trục trặc hơn như giảm gián đoạn do thời tiết, chi phí cơ sở hạ tầng thấp và nguy cơ điện giật thấp hơn. Trên hết, kế hoạch có thể mở rộng để bao gồm những vệ tinh quay trên quỹ đạo quanh Trái đất sản xuất điện từ pin quang năng. Các vệ tinh trang bị máy phát điện không dây này có thể tạo ra chùm bức xạ điện từ chiếu đến máy nhận trên Trái đất và biến đổi lại thành điện.
"Trọng tâm của chúng tôi là hệ thống sử dụng trên mặt đất trong các trường hợp bao gồm kết nối với nguồn điện tái tạo từ xa, cung cấp điện cho cộng đồng dân cư hẻo lánh, vượt qua địa hình hiểm trở, phục hồi sau thiên tai, phản ứng nhanh khi mất điện và cấp điện cho phương tiện lớn như tàu thủy và tàu hỏa, nhằm hỗ trợ giảm thải carbon trong công nghiệp. Đối với điện mặt trời trong vũ trụ, lộ trình nghiên cứu và phát triển sẽ dài hơn nhiều và đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn. Cần ít nhất 10 năm để thiết lập một hệ thống hoạt động thương mại", phát ngôn viên của Emrod cho biết.
Theo Emrod, công ty đang hướng tới thử nghiệm công nghệ trên quỹ đạo trong vòng 5 năm. Một trong những thách thức chính xung quanh công nghệ này là độ an toàn. Bức xạ điện từ có thể gây hại cho con người. Năng lượng của bức xạ tăng lên cùng với tần số. Bức xạ 5,8 gigahertz sử dụng ở thí nghiệm tại Munich mạnh hơn gấp đôi tần số của bức xạ sử dụng trong lò vi sóng thông thường.
"Hệ thống truyền điện của Emrod rất an toàn. Mật độ của chùm năng lượng và tần số sử dụng cho phép một vật thể ở trong chùm năng lượng không bị ảnh hưởng trong vài phút. Chúng tôi đã thiết kế một hệ thống ngắt an toàn để ngăn bất kỳ vật thể nào tương tác với chùm năng lượng", phát ngôn viên của công ty chia sẻ. Emrod hy vọng hệ thống truyền điện mặt trời trong tương lai có thể cung cấp biện pháp chủ chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
