Bước tiến mới trong nghiên cứu DNA của Leonardo Da Vinci

Theo một phân tích mới về gia phả, Leonardo Da Vinci là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triết học tự nhiên vĩ đại thời Phục hưng.

Hai nhà sử học Alessandro Vezzosi và Agnese Sabato đã dành hơn một thập kỷ để truy tìm gia phả của người vẽ lên bức họa “Mona Lisa”. Các nhà nghiên cứu cho biết bản đồ gia phả mà họ xây dựng trải dài 690 năm, 21 thế hệ và 5 nhánh gia đình, và sẽ rất quan trọng trong việc giúp các nhà nhân chủng học giải mã DNA của Da Vinci bằng cách giải trình tự DNA các hậu duệ của ông.

Bước tiến mới trong nghiên cứu DNA của Leonardo Da Vinci
Theo các nhà sử học, Leonardo thuộc thế hệ thứ sáu trong cây phả hệ.

Ngoài việc xác định danh tính của những hài cốt được nghi ngờ có thể là của vị thiên tài toàn năng, việc giải trình tự DNA cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về “tài năng phi thường của ông - đặc biệt là thị lực phi thường của ông, thông qua các liên kết di truyền”, theo tuyên bố từ đại diện của Dự án Leonardo Da Vinci DNA - sáng kiến nhằm mục đích sử dụng thông tin di truyền để tạo ra hình ảnh 3D của Leonardo Da Vinci thông qua một quá trình được gọi là định hình kiểu hình DNA.

Trong một nghiên cứu mới, Vezzosi và Sabato đã sử dụng các tài liệu lịch sử từ các kho lưu trữ cùng với các tài liệu trực tiếp từ các hậu duệ còn sống để theo dõi năm nhánh của cây phả hệ Leonardo Da Vinci. Theo các nhà sử học, Leonardo thuộc thế hệ thứ sáu trong cây phả hệ.

Việc nghiên cứu lịch sử gia đình của Leonardo Da Vinci rất khó vì chỉ có thể truy tìm chính xác một trong số cha mẹ của ông. Sinh ra ngoài giá thú tại thị trấn Anchiano của Tuscan, Leonardo Da Vinci là con trai của luật sư người Florentine Ser Piero Da Vinci và một phụ nữ nông dân tên là Caterina. Năm 5 tuổi, cậu bé Leonardo Da Vinci được đưa đến khu đất của gia đình ở thị trấn Vinci (da Vinci có nghĩa là đến từ Vinci) để sống với ông bà.

Khi Leonardo Da Vinci qua đời vào ngày 2/5/1519, ở tuổi 67, ông được ghi nhận là không có con và hài cốt của ông cũng đã bị mất, có nghĩa là không có nguồn DNA đáng tin cậy nào để phân tích. Kết quả là, nhiều phần trong gia phả của dòng họ này vẫn còn là bí ẩn.

Nơi chôn cất ban đầu của Leonardo được ghi nhận là tại nhà nguyện Saint-Florentin tại Chateau d'Amboise, một trang viên ở Thung lũng Loire của Pháp. Nhà nguyện đã bị bỏ hoang sau cuộc Cách mạng Pháp và sau đó bị phá bỏ.

Các dữ liệu đương thời cho rằng một bộ xương đầy đủ đã được khai quật khỏi địa điểm và chuyển đến nhà nguyện Saint-Hubert gần đó, nhưng liệu chúng có thực sự là xương của Leonardo hay không vẫn còn là một bí ẩn.

Cây gia phả mới, bắt đầu từ năm 1331 với tộc trưởng Michele, cho thấy 14 người họ hàng của Leonardo Da Vinci với nghề nghiệp đa dạng, bao gồm nhân viên văn phòng, một đầu bếp bánh ngọt, một thợ rèn, một thợ bọc, một người bán đồ sứ và một nghệ sĩ.

Các nhà nghiên cứu sẽ xác định liệu hài cốt từ nhà nguyện ở Thung lũng Loire có thuộc về Leonardo Da Vinci hay không bằng cách so sánh nhiễm sắc thể Y trong những chiếc xương đó với nhiễm sắc thể Y trong DNA của những người họ hàng nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, nhiễm sắc thể Y được truyền từ cha sang con trai và hầu như không thay đổi trong vòng 25 thế hệ.

Ngoài ra, việc tìm thấy các đoạn mã di truyền của Leonardo Da Vinci có thể giúp các nhà lịch sử nghệ thuật học xác minh tính xác thực của các tác phẩm nghệ thuật, ghi chú và các mục nhật ký được cho là do thiên tài thời Phục hưng tạo ra bằng cách so sánh DNA được phát hiện của ông với dấu vết DNA được tìm thấy trên các tác phẩm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra với bạn nếu du hành bằng tốc độ ánh sáng?

Điều gì sẽ xảy ra với bạn nếu du hành bằng tốc độ ánh sáng?

Nếu trong tương lai, con người thực sự chế tạo thành công một chiếc tàu không gian có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng, những người ngồi trên tàu sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra?

Đăng ngày: 10/07/2021
Lâu đài cát lớn nhất thế giới được xây dựng ở vùng biển Đan Mạch

Lâu đài cát lớn nhất thế giới được xây dựng ở vùng biển Đan Mạch

Với chiều cao 21,16 mét, lâu đài cát mới được xây dựng ở Đan Mạch lập Kỷ lục Guinness Thế giới.

Đăng ngày: 10/07/2021

"Nhảy 2 bước" trên không trung, vận động viên thách thức định luật vật lý?

Fernando Tatis Jr. trở thành cái tên được cộng đồng mạng quan tâm khi anh này thực hiện cú " nhảy 2 bước" trên không trung đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 10/07/2021
Bí ẩn

Bí ẩn "kim tự tháp" núi lửa từng có UFO ghé thăm ở Argentina

Salar de Arizaro có ngoại hình trông giống kim tự tháp nhưng thực ra lại là tháp núi lửa tự nhiên ở Argentina.

Đăng ngày: 09/07/2021
Hoàng đế Trung Hoa qua đời “đem theo” người sống vào lăng mộ, họ có thể sống được bao lâu?

Hoàng đế Trung Hoa qua đời “đem theo” người sống vào lăng mộ, họ có thể sống được bao lâu?

Khi hoàng đế Trung Hoa qua đời, một trong những hủ tục mai táng tàn nhẫn nhất mà đến nay người nghe vẫn thấy rợn người, đó là chôn sống người theo hoàng đế, gọi là “tuẫn táng” hay “bồi táng”.

Đăng ngày: 08/07/2021
Não bộ lọc bỏ thông tin trái ngược với niềm tin, nhưng bạn có thể lập trình lại bộ lọc này

Não bộ lọc bỏ thông tin trái ngược với niềm tin, nhưng bạn có thể lập trình lại bộ lọc này

Có câu hát “Anh nói, nhưng tôi chỉ tiếp thu những gì mình muốn nghe” và điều này này đã được khoa học kiểm chứng.

Đăng ngày: 08/07/2021
Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, gỗ không có mọt

Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, gỗ không có mọt

Về kiến ​​trúc, ngôi chùa này không kém gì Tử Cấm Thành, thậm chí còn đặc biệt hơn bởi không tốn một cây đinh mà có thể chống đỡ bộ mái nặng hơn 50 tấn.

Đăng ngày: 08/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News