Bướm và bướm đêm khác nhau như thế nào?

Bướm và bướm đêm đều thuộc bộ Cánh vẩy, nhưng có rất nhiều khác biệt về thể chất và hành vi giữa hai lớp côn trùng này.

Trước hết, bướm đêm đa dạng hơn nhiều so với bướm. Theo Viện Smithsonian, có tới 160.000 loài bướm đêm đã được mô tả trên toàn cầu, so với khoảng 11.000 loài bướm.

Cả hai loại côn trùng đều có vảy trên cánh, nhưng cánh của bướm đêm có xu hướng tối màu, thường là xám, nâu hoặc be, trong khi hầu hết các loài bướm sở hữu đôi cánh sáng màu và sặc sỡ hơn.

Bướm và bướm đêm khác nhau như thế nào?
Bướm nữ hoàng Alexandra. (Ảnh: Massimiliano Doria)

Sự khác biệt về màu sắc này một phần có liên quan đến hành vi sống. Bướm đêm là loài ăn đêm và cố gắng ngụy trang vào ban ngày trên những vật màu tối như vỏ cây.

Trong khi đó, bướm hoạt động vào ban ngày, di chuyển từ bông hoa này sang bông hoa khác để nhấm nháp mật hoa. Đôi cánh sặc sỡ của chúng thường có tác dụng đánh lừa những kẻ săn mồi rằng chúng chứa độc tố hoặc hóa chất có mùi vị khó chịu, theo Đại học Bang Iowa của Mỹ.

Một sự khác biệt lớn khác về hành vi giữa hai lớp côn trùng là bướm thường khép cánh lại để nghỉ ngơi, trong khi bướm đêm mở rộng hoặc duỗi cánh dựa vào cơ thể của chúng. Ngoài ra, bướm đêm còn có một cấu trúc được gọi là frenulum, dùng để nối cánh trước và cánh sau, điều không được quan sát thấy ở các loài bướm.

Bướm và bướm đêm khác nhau như thế nào?
Bướm đêm Hercules. (Ảnh: Lepiforum)

Giai đoạn phát triển giữa ấu trùng và trưởng thành của bướm và bướm đêm cũng hơi khác một chút. Bướm đêm làm kén bọc trong tơ mịn, nhưng bướm tạo thành nhộng cứng và không có tơ, theo Vườn bách thảo Lewis Ginter ở Henrico, Virginia.

Về hình dạng râu, có sự khác biệt rõ rệt. Râu của bướm thường mọc dài, mỏng và không có lông. Mặt khác, râu bướm đêm phủ đầy lông tơ, mọc ngắn hơn và có hình dạng giống như lông chim hoặc chiếc lá.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp ngoại lệ dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ, loài bướm đêm Madagasca (Argema mittrei) có đôi cánh màu vàng rực rỡ điểm xuyết những đốm màu đỏ tươi và hoạt động vào ban ngày, trong khi bướm đuôi én Schaus (Heraclides aristodemus ponceanus) sống trong các đầm lầy của Florida lại có màu nâu khá nhàm chán, lốm đốm một số đốm trắng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thế giới liệu có cây nào sống trên 5.000 năm?

Thế giới liệu có cây nào sống trên 5.000 năm?

Theo tính toán của các nhà khoa học, một cây cổ thụ thuộc họ bách (Fitzroya cupressoides) có tên Alerce Milenario ở Chile có thể đã sống hơn 5.000 năm.

Đăng ngày: 24/05/2022
Rong biển -

Rong biển - "Kho báu" kỳ lạ nhưng đặc biệt hữu ích trong việc đảm bảo tương lai nhân loại

Xuất hiện ở gần như mọi vùng biển trên toàn cầu, rong biển không chỉ quen thuộc với nhiều cộng đồng ven biển mà còn có thể đóng một vai trò vô cùng lớn cho cuộc chiến chống biến đổi toàn cầu.

Đăng ngày: 21/05/2022
Chiêm ngưỡng hàng tỷ con đóm đóm thắp sáng cả một khu rừng

Chiêm ngưỡng hàng tỷ con đóm đóm thắp sáng cả một khu rừng

Một nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh và video rực rỡ, cho thấy hàng tỷ con đom đóm nhấp nháy đồng bộ thắp sáng một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ.

Đăng ngày: 20/05/2022
Cây hình

Cây hình "của quý" ở Campuchia nguy cơ tuyệt chủng vì bị... phụ nữ hái

Chính quyền Campuchia mới đây phải lên tiếng yêu cầu người dân ngừng hái một loại cây nắp ấm quý hiếm, có hình dáng như " của quý".

Đăng ngày: 19/05/2022
Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn

Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn "nạn nhân" để hút máu

Phát hiện mới về hoạt động não của muỗi giúp loài vật này có thể phân biệt người và thú vật để hút máu có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các biện pháp chống lại các bệnh nguy hiểm và có khả năng gây chết người do muỗi gây ra.

Đăng ngày: 18/05/2022
Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?

Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Đăng ngày: 17/05/2022
Sự thật về

Sự thật về "cây thần Tây Tạng 400 năm nở hoa 1 lần"

Các nhà khoa học về thực vật đã chỉ ra điểm bất hợp lí trong các bài đăng liên quan đến loài cây khổng lồ ở Himalaya.

Đăng ngày: 16/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News