Cá bọc giáp khổng lồ chuyên há miệng chờ mồi

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Bristol và Đại học Zurich phát hiện Titanichthys, loài cá bọc giáp dài hơn 5m cuối kỷ Devon kiếm ăn tương tự cá mập phơi.

Từ lâu, Titanichthys đã được biết tới như một trong những động vật lớn nhất ở kỷ Devon, sinh sống ở đại dương cách đây 380 triệu năm. Kích thước chính xác của loài này rất khó xác định, nhưng chắc chắn dài hơn 5 m. Giống như cá mập phơi, hàm dưới của Titanichthys dài hơn một mét. Tuy nhiên, khác với Dunkleosteus, loài cá bọc giáp lớn không kém, trước đây các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về cách ăn của Titanichthys. Trong khi hàm dưới của Dunkleosteus có răng nanh rõ ràng và các tấm nghiền, hàm dưới của Titanichthys khá hẹp, thiếu răng hoặc cạnh sắc phù hợp với hoạt động cắn.

Cá bọc giáp khổng lồ chuyên há miệng chờ mồi
Cá Titanichthys là loài cá da phiến khổng lồ sống ở cuối kỷ Devon. (Ảnh: Mark Witton).

Do đó, giới nghiên cứu đến từ Anh và Thụy Sĩ cho rằng Titanichthys là loài kiếm ăn bằng cách chờ đợi, chuyên ăn động vật phù du nhỏ bằng cách bơi chậm rãi với chiếc miệng mở to trong nước để bắt lượng lớn phù du. Kỹ thuật này được gọi là ăn dạo liên tục. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là suy đoán chưa chắc chắn bởi không có bằng chứng hóa thạch nào về cấu tạo hàm phù hợp với cách kiếm ăn trên như mang lược kéo dài giống cá mập phơi hiện đại.

Thay vào đó, nhóm nghiên cứu tìm cách gián tiếp giải đáp câu hỏi thông qua phân tích cơ sinh học để so sánh hàm dưới của Titanichthys với các loài khác. Họ công bố phát hiện hôm 19/5 trên tạp chí Royal Society Open Science. Trưởng nhóm nghiên cứu Sam Coatham tiến hành phân tích khi học tiến sĩ ngành cổ sinh học ở Trường Khoa học Trái Đất thuộc Đại học Bristol.

"Chúng tôi nhận thấy Titanichthys nhiều khả năng là loài kiếm ăn bằng cách chờ đợi. Hàm dưới của chúng kém chắc chắn về mặt cơ học hơn so với những loài cá da phiến ăn con mồi lớn hoặc có vỏ cứng. Do đó, những chiến thuật kiếm ăn phổ biến khác có thể không phù hợp với Titanichthys", Coatham cho biết.

Hóa thạch Titanichthys sử dụng trong nghiên cứu được tìm thấy trên sa mạc Sahara ở Morocco bởi đồng tác giả nghiên cứu Christian Klug, nhà khoa học ở Đại học Zurich. Nhóm nghiên cứu thử tác dụng lực để kiểm tra sự dẻo dai của bộ hàm, sử dụng kỹ thuật mang tên Finite Element Analysis (FEA) nhằm đánh giá bộ hàm dễ bị vỡ hoặc uốn cong tới mức nào. Kết quả hé lộ hàm dưới của Titanichthys chịu lực kém hơn nhiều và dễ vỡ hơn so với các loài cá da phiến khác, trong đó có Dunkleosteus. Vì vậy, bộ hàm Titanichthys có thể không chịu được áp lực cao gắn liền với những chiến thuật săn con mồi lớn. Phân tích sâu hơn cho thấy sự phân bố áp lực ở bộ hàm của Titanichthys và cá mập phơi có nhiều điểm tương đồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy hài cốt của 2 nữ chiến binh cổ đại ở Mông Cổ

Tìm thấy hài cốt của 2 nữ chiến binh cổ đại ở Mông Cổ

Các nhà khảo cổ học tìm thấy hài cốt của 2 nữ chiến binh cổ đại tại một nghĩa trang ở Mông Cổ với các dấu tích cho thấy họ từng tập bắn cung và cưỡi ngựa.

Đăng ngày: 20/05/2020
Phát hiện hoá thạch siêu hiếm của khủng long cổ dài họ hàng với T-rex

Phát hiện hoá thạch siêu hiếm của khủng long cổ dài họ hàng với T-rex

Tại bang Victoria, Australia, các nhà khảo cổ phát hiện hoá thạch của một loại khủng long cổ dài, được cho là tiến hoá thành loại ăn thực vật từ tổ tiên ăn thịt của chúng.

Đăng ngày: 19/05/2020
Phát hiện khó tin về thế giới loài người

Phát hiện khó tin về thế giới loài người "siêu nhân" đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra những dụng cụ xương và đồ da tinh xảo được loài người cổ Neanderthals chế tạo ra giữa thời kỳ người Homo Sapiens chúng ta còn mông muội.

Đăng ngày: 19/05/2020
Sinh vật 80 triệu tuổi như

Sinh vật 80 triệu tuổi như "ngoài hành tinh" hiện diện khắp Trái đất

Hóa thạch sinh vật kỳ lạ xuất hiện trong đá phấn ở nhiều châu lục, trên cơ thể có những cấu trúc hình quả bóng dị thường chưa từng thấy ở bất kỳ động vật nào trên trái đất.

Đăng ngày: 18/05/2020
Những dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn

Những dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn

Các nhà khoa học phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch của con người sống cách đây khoảng 5.760 đến 19.100 năm trước ở châu Phi

Đăng ngày: 16/05/2020
Ba bộ hài cốt tiết lộ lịch sử bi thương của những người gốc Phi đầu tiên đặt chân tới Châu Mỹ

Ba bộ hài cốt tiết lộ lịch sử bi thương của những người gốc Phi đầu tiên đặt chân tới Châu Mỹ

Các phương pháp khảo cổ hiện đại sẽ ngày càng có khả năng tái hiện lại cuộc đời của những người nô lệ này, chắp ghép những mảnh vá về cuộc đời của họ, trả lại cho họ một danh tính đã bị lãng quên. Trong tương lai, các nghiên cứu liên ngành như thế này sẽ ngày càng được phổ biến, sẽ ngày càng có n

Đăng ngày: 15/05/2020
Giật mình đồ ăn hàng ngàn tuổi vẫn có thể ăn được

Giật mình đồ ăn hàng ngàn tuổi vẫn có thể ăn được

Trong những năm qua, một số đồ ăn thức uống hàng ngàn tuổi được con người tìm thấy. Dù có "tuổi đời" lớn như vậy nhưng có loại vẫn có thể sử dụng được khiến giới chuyên gia cũng như công chúng vô cùng bất ngờ.

Đăng ngày: 15/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News