Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi
Các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài cá biển như cá bơn và cá razorfish lợi dụng cua hộp để kiếm bữa ăn dễ dàng.
Ở vùng biển nông phía nam Caribe, những con cua hộp bò dọc đáy biển đầy cát và bị cá bám theo sau. Nhưng con cá không quan tâm tới cua mà chúng chỉ muốn đuổi theo con mồi nhỏ bị cua khuấy động khi bò qua lớp cát.
Cá bơn theo sau cua hộp. (Ảnh: Alev Ozten Low).
"Con cá có bữa ăn miễn phí bởi cua di chuyển trên trầm tích và tất cả động vật không xương sống như giáp xác chân khớp hoặc giun nhỏ sẽ bị cuốn lên", Werner de Gier, nghiên cứu sinh ở Trung tâm Đa dạng sinh quyển Naturalis tại Hà Lan, người quan sát cua hộp ở xung quanh quần đảo Curaçao và Bonaire, cho biết.
De Gier và cộng sự chụp ảnh và quay phim cá razorfish ngọc trai và hai loài cá bơn khác rình mò cua hộp. Trong video, cá bơn sử dụng cách tiếp cận bị động, theo sau cua hộp để bắt bất cứ thức ăn nào chúng khuấy động. Khi con cua dừng lại vào chui dưới lớp cát, con cá cũng làm tương tự. Nhưng cá razorfish tích cực hơn. Chúng đến gần và bơi vòng tròn quanh con con cua, chủ động cắn khi con cua dừng lại để buộc nó đi tiếp.
Trốn dưới cát cũng giúp cua tránh động vật ăn thịt, vì vậy De Gier cho rằng tương tác với cá razorfish có thể khiến chúng gặp nguy hiểm. Chúng sẽ bị ăn thịt nếu không di chuyển nhanh như kẻ thù là bạch tuộc. Những tương tác giữa các loài kiểu này phổ biến ở hệ sinh thái gần rạn san hô, nhưng hiếm gặp hơn nhiều ở vùng biển nông gần bờ, nơi chủ yếu là cát và vụn san hô.
Trước đây, các nhà nghiên cứu mới chỉ ghi nhận hành vi cá rình cua ở gần quần đảo Canary. Nhưng ở Caribo, hành vi rình mò này dường như diễn ra thường xuyên. De Gier và đồng nghiệp chứng kiến cá đuổi theo một nửa số cua họ quan sát. Anh hy vọng những thí nghiệm trong môi trường có kiểm soát sẽ cung cấp thêm hiểu biết về hành vi của cá đối với cua.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
