Những điều thú vị nhất loài người đã phát hiện ra sau 20 năm sống ngoài vũ trụ

Từ việc làm vườn trong không gian, cho đến những hố đen tham lam muốn nuốt chửng mọi thứ.

Hai mươi năm trước, Trái đất chính thức không còn là nơi duy nhất trong vũ trụ mà loài người có thể gọi là "nhà". Vào ngày 2/11/2000, đã có ba người đàn ông trở thành những con người đầu tiên sinh sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Trong suốt 141 ngày, William Shepherd (người Mỹ) và Sergei Krikalev cùng Yuri Gidzenko (người Nga) đã bay quanh quỹ đạo Trái đất trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vốn được phóng lên từ 2 năm trước đó. Trong hai thập kỷ qua, ISS đã là nhà của 241 người từ 19 quốc gia khác nhau.

Nhưng ngoài vai trò một nơi cư trú, trạm không gian này còn trở thành một trong những phòng thí nghiệm độc đáo nhất mà các nhà nghiên cứu có thể mơ tới. Lơ lưng cách mặt đất khoảng 250 dặm (hơn 400km), ISS có thể giúp các nhà khoa học trên Trái đất trả lời những câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực sinh học, vật lý, thiên văn học, và thậm chí là cả y dược nữa. Dưới đây là một vài trong số những phát hiện đáng chú ý nhất được tìm thấy trên ISS.

Các nhà nghiên cứu luôn thắc mắc về khả năng sinh tồn của sự sống trong không gian - từ các vi sinh vật cho đến cây cối, động vật, và con người. Trong 20 năm, phòng thí nghiệm vi trọng lực của ISS đã là nơi diễn ra gần 3.000 nghiên cứu điều tra được tiến hành bởi các nhà khoa học từ hơn 108 quốc gia - theo số liệu của NASA cung cấp.

Những nghiên cứu đó đã mang lại cho chúng ta cơ hội biết được phải làm gì để có thể chuẩn bị cho các phi hành gia trong các sứ mệnh khám phá vũ trụ xa xôi hơn nữa trong tương lai. Năm 2017, các thành viên phi hành đoàn đã lần đầu tiên thu thập một mẩu vi khuẩn hiện diện trong trạm không gian, phân tách DNA của nó, và sắp xếp lại trình tự DNA mà không cần gửi mẫu về Trái đất - một bước tiến lớn cho phép các nghiên cứu về sau có thể được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều.

Hệ vi khuẩn xa lạ của bầu khí quyển trong tàu vũ trụ không phải là chướng ngại duy nhất các phi hành gia phải đối mặt nếu họ cần thực hiện những sứ mệnh dài hơi hơn, đến các địa điểm như Sao Hoả chẳng hạn. Lương thực cũng là một vấn đề quan trọng, và đó là lý do tại sao vào năm 2014, Mỹ đã thiết lập khu vườn trong không gian đầu tiên, tên là Veggie, trên ISS. Trong thập kỷ trước đó, các phi hành gia người Nga đã trồng được giống lúa mỳ lùn, cải lá mizuna, và đậu lùn. Dẫu vậy, chúng vẫn không đủ để nuôi sống các phi hành gia. Vào ngày 10/8/2015, các phi hành gia NASA đã lần đầu thưởng thức món rau diếp trồng trong không gian sau khi được chấp thuận về mặt an toàn từ cơ quan quản lý. Ngày nay, họ đang tiếp tục trồng thêm các loại cải củ.

Những điều thú vị nhất loài người đã phát hiện ra sau 20 năm sống ngoài vũ trụ
Phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

NASA còn giám sát chặt chẽ những tác động của môi trường vi trọng lực lên cơ thể con người, trong đó nỗ lực lớn nhất là "nghiên cứu đôi". Bắt đầu thực hiện vào năm 2015, nghiên cứu này tập trung vào hai phi hành gia song sinh, Mark và Scott Kelly. Scott sống trên ISS suốt 1 năm, trong khi Mark thì sống trên Trái đất. Trong quãng thời gian đó, 10 nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã tiến hành kiểm tra chi tiết các mặt sinh lý học, phân tử học, và nhận thức của cả hai - bao gồm mọi thứ từ bộ gene đến mật độ xương, đến hệ vi khuẩn trong cơ thể họ. Sau khi Scott quay về Trái đất, các nhà nghiên cứu đã so sánh các chỉ số. Họ phát hiện ra rằng dù một số gene của Scott đã thay đổi, hầu như mọi thứ khác vẫn tương đồng so với người anh em sinh đôi của anh.

Trạm không gian ISS còn góp phần hỗ trợ cuộc chiến chống lại các dịch bệnh trên Trái đất. Nghiên cứu tế bào khi không có những tác động của trọng lực có thể giúp khám phá được những đặc tính, hành vi, cũng như những phản ứng của chúng đối với các liệu pháp chữa trị mà nếu thực hiện trên Trái đất sẽ không thể thấy được. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều liệu pháp chữa trị ung thư mới như Liệu pháp Ung thư Angiex với tiềm năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Họ còn tìm cách xác định cấu trúc của các protein gây ra bệnh tật, như protein có liên quan đến hội chứng rối loạn di truyền Duchene Muscular Dystrophy (DMD). Nghiên cứu về các loại bệnh như Alzheimer, Parkinson, và hen suyễn cũng được tiến hành trên ISS.

Nhưng ISS còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự sống trên Trái đất. Di chuyển ở vận tốc 8km/s, ISS quay trọn một vòng Trái đất mỗi 90 phút, cho phép phi hành đoàn 6 người của trạm ngắm bình minh và hoàng hôn đến...16 lần mỗi ngày. Nhờ quỹ đạo siêu nhanh, ISS có thể thu được dữ liệu thời gian thực về lượng carbon trữ trong những khu rừng, ứng suất nước lên cây cối, và những thay đổi về khí hậu của Trái đất. Bên cạnh đó, các phi hành gia có thể "chụp ảnh về các thảm hoạ như bão và cháy rừng trong quá trình di chuyển, ghi lại độ phủ mây, lũ lụt, và những thay đổi đối với đất đai" - theo NASA.

ISS còn cho phép chúng ta nghiên cứu sâu hơn về vật lý, như mang đến những thông tin mới về các trạng thái của vật chất như khí gas, các chất rắn, chất lỏng và plasma. Vào năm 2018, phòng thí nghiệm nguyên tử siêu lạnh trên ISS đã giúp tạo ra trạng thái thứ 5 của vật chất. Ngưng tụ Bose-Einstein (BEC), tên gọi của dạng vật chất đó, đã được tạo ra lần đầu vào năm 1995, nhưng đó là lần đầu tiên nó được tạo ra thành công trong môi trường bên ngoài hành tinh.

Điều kiện vi trọng lực độc đáo của ISS còn cho phép đốt nhiên liệu mà không tạo ra những ngọn lửa nóng thấy được. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là "lửa lạnh", nhiều khả năng sẽ hữu ích trong thiết kế các phương tiện xả thải ít hơn trên Trái đất. Không như lửa lạnh tạo ra trên Trái đất chỉ bùng lên trong vài giây, lửa lạnh trên ISS tồn tại trong nhiều phút, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu kỹ hơn về chúng.

Những điều thú vị nhất loài người đã phát hiện ra sau 20 năm sống ngoài vũ trụ
Các nhà khoa học sử dụng ISS để mở khoá những bí mật về vũ trụ. 

Và tất nhiên, bên cạnh việc nghiên cứu về Trái đất, các nhà khoa học còn sử dụng ISS để mở khoá những bí mật về vũ trụ. Ví dụ, dự án Alpha Magnetic Spectrometer - 02 (AMS-02) khởi động vào ngày 16/5/2011 thu thập dữ liệu về tia vũ trụ và hạt vũ trụ nhằm tìm hiểu về thành phần của vũ trụ và quá trình hình thành của nó. Năm 2017, AMS-02 đã thu thập được dữ liệu về hơn 100 tỷ hạt vũ trụ.

Năm 2018, một công cụ từ Cơ quan Khám phá Không gian Nhật Bản (JAXA) gọi là Monitor of All-sky X-ray Image (MAXI) đã thu được một nguồn tia X bí ẩn trong không gian. Neutron star Interior Composition Explorer (NICER) của NASA ngay lập tức theo dõi nguồn này và phát hiện ra nó là một hệ hố đen đôi. Theo sát quá trình tiến hoá của hệ thống mà về sau đã trở thành nguồn tia X sáng nhất trên bầu trời này đã giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về những thay đổi của rìa trong của các hố đen khi chúng đang nuốt chửng một ngôi sao.

Có thể nói, 20 năm nghiên cứu trên ISS vừa qua quả thật là quãng thời gian cực kỳ giá trị đối với vô vàn các lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng đó cũng mới chỉ là khởi đầu mà thôi - tuần qua, các phi hành gia trên ISS vừa lấy mẫu máu và nước tiểu để tìm hiểu về quá trình lão hoá trong không gian, chụp nhiều bức ảnh để nghiên cứu sâu hơn về chuyển động của thể dịch keo - loại vật chất không phải lỏng cũng không phải rắn, như kem đánh răng chẳng hạn, nói chuyện qua radio với các học sinh trung học, kiểm tra tình hình phát triển của những cây cải họ trồng hồi tháng 9, và tiến hành những thí nghiệm khác để xác định xem liệu vi trọng lực có gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức thị giác đối với chuyển động, phương hướng và khoảng cách hay không. Và như bất kỳ ai ở Trái đất, sau những ngày làm việc mệt mỏi, họ sẽ lại ngủ những giấc ngon lành tại nơi mà nay họ gọi là "nhà".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vũ trụ khởi đầu ra sao và liệu nó có kết thúc?

Vũ trụ khởi đầu ra sao và liệu nó có kết thúc?

Vũ trụ khởi đầu ra sao và liệu nó có kết thúc? Đó luôn là điều được hầu hết nhân loại quan tâm.

Đăng ngày: 12/11/2020
Phát hiện thiên hà xa xôi nhất phát ra tia gamma

Phát hiện thiên hà xa xôi nhất phát ra tia gamma

Các nhà thiên văn học công bố phát hiện tia gamma hiếm phát từ một dạng thiên hà cổ xưa cách xa hơn 12 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 12/11/2020
Thiên thạch 5 tấn nổ tung trên bầu trời Thụy Điển

Thiên thạch 5 tấn nổ tung trên bầu trời Thụy Điển

Thiên thạch lao xuống khí quyển với vận tốc 62.640km mỗi giờ, tạo ra năng lượng tương đương 180 tấn thuốc nổ TNT.

Đăng ngày: 12/11/2020
Giải mã hiện tượng phát sáng xanh trên mặt trăng sao Mộc

Giải mã hiện tượng phát sáng xanh trên mặt trăng sao Mộc

Nghiên cứu mới cho thấy tác động của bức xạ là nguyên nhân khiến mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc tự phát sáng xanh trong bóng tối.

Đăng ngày: 11/11/2020
Vì sao lỗ đen lại là thứ đáng sợ nhất trong vũ trụ này?

Vì sao lỗ đen lại là thứ đáng sợ nhất trong vũ trụ này?

Halloween vốn luôn mang đến một nỗi ám ảnh đầy thú vị cho nhiều người với hình tượng ma quỷ, yêu tinh và ma cà rồng nhưng trong vũ trụ này, thứ đáng sợ nhất phải kể đến chính là … lỗ đen.

Đăng ngày: 11/11/2020
Phi hành gia chuẩn bị bay lên ISS bằng tàu SpaceX lần hai

Phi hành gia chuẩn bị bay lên ISS bằng tàu SpaceX lần hai

4 phi hành gia đã tới Trung tâm Vũ trụ Kennedy, sẵn sàng cho chuyến bay tiếp theo bằng tàu Dragon vào tuần tới.

Đăng ngày: 11/11/2020
Lần đầu phát hiện sao lùn nâu nhờ kính viễn vọng vô tuyến

Lần đầu phát hiện sao lùn nâu nhờ kính viễn vọng vô tuyến

Các nhà thiên văn đảo ngược quá trình thông thường để tìm ra một sao lùn nâu, hay siêu hành tinh, với kính viễn vọng LOFAR tại Hawaii.

Đăng ngày: 10/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News