Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Dù chui được ra khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn không thể thoát khỏi xương lồng ngực trong cơ thể động vật săn mồi và cuối cùng trở thành xác ướp.

Nghiên cứu công bố hôm 27/5 trên tạp chí Memoirs of the Queensland Museum mô tả chi tiết số phận của một số loài động vật săn mồi ăn thịt cá chình rắn nhưng bị con mồi xuyên thủng dạ dày chui ra. Tuy nhiên, sau khi thoát khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn mắc kẹt bên trong cơ thể vật săn.

Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn
Cá chình rắn chủ yếu sống dưới lớp cát mềm ở đáy biển. (Ảnh: Guardian).

Các nhà khoa học đến từ Cơ quan ngư nghiệp Northern Territory, Dự án sưu tập cá Australia, Bảo tàng Queensland, Bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật Northern Territory, nghiên cứu cá chình rắn ở Australia. Cá chình rắn là một loài cá thuôn dài có khả năng bơi giật lùi nhanh bằng cách sử dụng chóp đuôi cứng.

Theo kết quả nghiên cứu, khi bị nuốt sống, cá chình rắn tìm cách đào đường ra ngoài. Chính phần đuôi với chóp cứng giúp chúng đục thủng thành dạ dày của động vật ăn thịt. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể thoát ra ngoài và cuối cùng trở thành xác ướp trong ổ bụng vật săn. Đồng tác giả nghiên cứu, Jeff Johnson, nhà ngư học ở Bảo tàng Queensland, tiết lộ đôi khi những ngư dân tưởng nhầm cá chình rắn là một loại giun ký sinh khổng lồ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện xác ướp của 7 loài cá chình rắn mắc kẹt bên trong cơ thể 11 loài cá săn mồi khác nhau. Những loài này rất đa dạng và sống ở nhiều địa điểm, chứng tỏ hiện tượng này xảy ra trên phạm vi rộng. Nhiều khả năng loài cá ăn thịt thậm chí không nhận ra tác động.

"Những con cá ăn thịt có thể chịu đựng tổn thương. Đôi khi, bạn sẽ thấy con cá có vết thương đã lành. Có thể chúng hầu như không ý thức được điều gì đã xảy ra", Johnson giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Con cá mập trắng khổng lồ đang mang thai dường như đã bơi một quãng đường dài hơn 1.100 km để tránh những con đực tìm cách giao phối.

Đăng ngày: 05/06/2020
Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cùng là những sinh vật biển, nhưng cá voi có thân hình to lớn lại bơi theo cách vung đuôi lên xuống còn cá mập và nhiều loài cá khác lại vung đuôi sang hai bên theo chiều ngang?

Đăng ngày: 03/06/2020
Mời bạn nghe những âm thanh hiếm có do loài kỳ lân biển tạo ra

Mời bạn nghe những âm thanh hiếm có do loài kỳ lân biển tạo ra

Dù thu về được lượng âm thanh dài tới 17 giờ, các nhà nghiên cứu chưa giải mã được phần lớn trong số đó, chưa rõ kỳ lân biển

Đăng ngày: 02/06/2020
Thợ lặn hốt hoảng đối mặt với cá mặt quỷ dưới đáy đại dương

Thợ lặn hốt hoảng đối mặt với cá mặt quỷ dưới đáy đại dương

Con cá có hình thù xấu xí đang lẩn trốn dưới cát biển như một cách ngụy trang khi đi săn mồi.

Đăng ngày: 01/06/2020
Hàng triệu tôm hùm nhuộm đỏ bãi biển

Hàng triệu tôm hùm nhuộm đỏ bãi biển

Tôm hùm đồng loạt bám vào bãi cát để đẻ trứng rồi bỏ mạng khi thủy triều rút, tạo nên khung cảnh ấn tượng.

Đăng ngày: 01/06/2020
Bí ẩn hiện tượng “lốc xoáy dưới nước” ngoài khơi bờ biển Úc

Bí ẩn hiện tượng “lốc xoáy dưới nước” ngoài khơi bờ biển Úc

Các nhà thám hiểm từ Viện Hải dương học Schmidt khi thực hiện một cuộc thám hiểm từ xa gần rạn san hô Moore ngoài khơi bờ biển Úc, họ đã bắt gặp một hiện tượng bất thường đó là “lốc xoáy dưới nước”.

Đăng ngày: 30/05/2020
Lần đầu tiên ghi hình bạch tuộc ở độ sâu 7.000m

Lần đầu tiên ghi hình bạch tuộc ở độ sâu 7.000m

Các nhà khoa học chụp ảnh bạch tuộc Dumbo bơi độ sâu lớn nhất từng ghi nhận dưới Ấn Độ Dương, vượt kỷ lục cũ gần 2.000 m.

Đăng ngày: 29/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News