Cá "dị" vừa mù vừa điếc ngược quy luật tự nhiên
Khi bị mù, các cơ quan thính giác thường phát triển tốt hơn. Nhưng điều này không đúng với loài cá hang mù Mexico hoặc cá cận nhiệt đới Mỹ.
Sau nhiều thế hệ sống trong vùng tối, nhiều loài động vật như tôm, cá, giun dẹp…đã mất đi thị giác của mình. Nhưng dường như, có một số loài, ngoài việc mất đi thị giác, thính giác của chúng cũng gặp vấn đề.
“Chúng tôi đã khá ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng một số loài cá mù hơi có vấn đề về thính giác. Chúng phải mất một lúc mới hiểu được chuyện gì đang xảy ra xung quanh” - nhà nghiên cứu Daphne Soares, một nhà thần kinh học cảm giác thuộc đại học Maryland cho hay.
Soares và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu loài Amblyopsidae, một loài cá nước ngọt, sinh sống chủ yếu ở khu vực phía Đông và trung tâm Mỹ. Họ so sánh khả năng nghe của 2 loài cá hang amblyopsid là Typhlichthys subterraneus và Amblyopsis spelaea với loài Forbesichthys agassizii, sống ở khu vực mặt nước, họ hàng gần nhất với chúng.
Loài cá hang đi ngược quy luật tự nhiên: vừa mù, vừa điếc.
Khi kiểm tra khả năng phản ứng với âm thanh của các loài này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cả 3 loài có thể cùng nghe được âm thanh ở tần số thấp, tuy nhiên chỉ có loài cá sống ở mặt nước là có thể nghe được âm thanh ở tần số cao hơn, từ 800Hz tới 2kHz. Họ cũng phát hiện ra rằng loài cá hang có số lượng tế bào “lông”, chịu trách nhiệm cảm thụ âm thanh trong tai, cần thiết để nghe, ít hơn so với loài sống trên mặt nước.
Nguyên nhân khiến các loài cá này bị “điếc” được các nhà khoa học giải thích là vì tần số âm thanh nơi chúng sống ít khi vượt quá 1kHz nên chúng chỉ thích nghi với những tần số đó mà thôi.
“Để bù lại, 2 loài cá này sử dụng khả năng siêu nhạy cảm của mình với sự xung động của sóng nước để tìm kiếm thức ăn và bạn tình” - Soares cho biết.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
