Cá heo cái hình thành "nhóm trông trẻ" khi nuôi dạy con

Mỗi đàn cá heo có các nhóm nhỏ có chức năng trông trẻ, bao gồm các cá mẹ và cá con. Cá heo cái thậm chí còn chăm sóc cho con của những cá mẹ khác.

Những con cá heo mũi chai thân thiện sống theo đàn với số lượng lên đến 100 con. Thông minh và có tính xã hội cao, cá heo làm mọi thứ cùng nhau, bao gồm cả việc nuôi dạy con non trong các nhóm trông trẻ. Cá heo sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau. Mỗi con cá heo có một tiếng huýt sáo riêng. Điều này giúp chúng nhận ra nhau, tìm kiếm và giúp đỡ lẫn nhau.

Cá heo cái hình thành nhóm trông trẻ khi nuôi dạy con
Cá heo là động vật thông minh. (Ảnh: tourismwings).

Cá heo chủ yếu ăn cá nhỏ và mực. Chúng sử dụng âm thanh vọng lại để tìm con mồi, kỹ thuật này được gọi là định vị bằng tiếng vang. Cá heo nhảy lên khỏi mặt nước để quan sát con mồi tốt hơn, nó có thể bơi với tốc độ lên đến 30 km/giờ (19 dặm/giờ).

Trong việc sinh sản, cá heo đực sẽ đợi một con cái bơi vào khu vực của mình hoặc nó sẽ chủ động đi tìm một bạn tình. Đôi cá heo sau đó sẽ bơi cạnh nhau, cọ bụng vào nhau khi giao phối. Cá heo cái mang thai 12 tháng trước khi sinh con.

Con mẹ sẽ dạy con non mới sinh bơi ngay bên cạnh nó. Cá heo mẹ bơi, cơ thể của nó tạo ra sóng để đẩy cá heo con lướt đi trong nước cùng nó. Khi ra đời, cá heo con được cá heo mẹ hoặc một con cái khác trong đàn đẩy lên mặt nước để nó có thể hít thở không khí. Giống tất cả loài động vật có vú, cá heo có núm vú và nuôi con bằng sữa mẹ. Cá heo con bú ngay trong khi cá heo mẹ đang bơi, mỗi lần bú 4-5 giây.

Trong mỗi đàn lại có các nhóm nhỏ có chức năng trông trẻ, bao gồm các cá mẹ và cá con. Cá heo cái thậm chí còn chăm sóc cho con của những con cá mẹ khác. Điều này được gọi là “hợp tác nuôi dưỡng” (alloparenting). Những con cá heo cái hợp thành một nhóm để bảo vệ cá heo con khỏi những kẻ săn mồi như cá mập. Cá heo con bú sữa mẹ đến 2 tuổi và ở với cá heo mẹ từ 3 đến 6 năm.

Việc hợp tác nuôi dưỡng cũng có ở cá mập. Sau 10-12 tháng đến thời điểm sinh con. Cá mập cái sẽ bơi đến bìa rừng ngập mặn. Đây là “nhà trẻ”, nơi những con con của nó sẽ sống những năm đầu đời. Cá mập con được sinh ra gần các khu “nhà trẻ” đặc biệt, chẳng hạn như các rừng ngập mặn ven biển. Ở đây, có rất nhiều nơi trú ẩn và thức ăn để con non có cơ hội sống sót tốt nhất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt được tôm hùm châu Âu màu cam cực hiếm, tỷ lệ 10 triệu con mới có 1

Bắt được tôm hùm châu Âu màu cam cực hiếm, tỷ lệ 10 triệu con mới có 1

Con tôm hùm với màu sắc khác thường nặng 650 g và dài 46 cm, hiện được nuôi trong bể nước thay vì đem bán.

Đăng ngày: 16/06/2022
Có thể bạn không biết: Một cái chạm nhẹ cũng đủ giết chết san hô

Có thể bạn không biết: Một cái chạm nhẹ cũng đủ giết chết san hô

Nếu không cẩn thận chạm vào san hô, chúng sẽ bị ảnh hưởng hoặc chết. Bỏ lại rác hay vô tình đánh rơi các vật dụng nhỏ cũng là yếu tố làm hại sinh vật này.

Đăng ngày: 15/06/2022
Các nhà khoa học công bộ bản đồ chi tiết nhất của điểm sâu nhất Nam Đại Dương

Các nhà khoa học công bộ bản đồ chi tiết nhất của điểm sâu nhất Nam Đại Dương

Một nhóm nhà khoa học công bố bản đồ chi tiết nhất của đáy biển Nam Đại Dương bao quanh Nam Cực rộng 48 triệu km cùng với điểm sâu nhất trong vùng.

Đăng ngày: 14/06/2022
Đi câu ngoài biển, bất ngờ gặp trúng cá mập trắng lớn

Đi câu ngoài biển, bất ngờ gặp trúng cá mập trắng lớn

Một nhóm du khách Pennsylvania đã có cuộc chạm trán kinh hoàng với con cá mập trắng lớn ngoài khơi bờ biển Jersey Shore.

Đăng ngày: 13/06/2022

"Bay" lên trời trốn cá nục, cá chuồn lại thành mồi ngon của chim cốc biển

Đoạn video thu hút hơn 30 triệu lượt xem ghi lại khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc chiến sinh tồn giữa các sinh vật.

Đăng ngày: 12/06/2022
Dù bị gọi là

Dù bị gọi là "cá mập", nhưng loài này lại có thân hình chuẩn nhất thế giới, không một cá thể nào thừa cân

Mang tiếng là " cá mập" nhưng những sinh vật này lại có thân hình cân đối thuộc top đầu trong thế giới động vật. Thế mới thấy bơi lội giúp giảm cân hiệu quả thế nào.

Đăng ngày: 12/06/2022
Lần đầu tiên theo dõi trọn vẹn cuộc di cư của cá voi trơn

Lần đầu tiên theo dõi trọn vẹn cuộc di cư của cá voi trơn

Cuộc di cư dài 18.087 km của mẹ con cá voi trơn phương nam được kể lại trong báo cáo mới của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã.

Đăng ngày: 11/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News