Lần đầu tiên theo dõi trọn vẹn cuộc di cư của cá voi trơn

Cuộc di cư dài 18.087km của mẹ con cá voi trơn phương nam được kể lại trong báo cáo mới của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã.


Một số thước phim về cá voi trơn phương nam trong hành trình di cư. (Video: Reuters)

Việc giám sát nằm trong khuôn khổ dự án "Theo dấu cá voi" do Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) của Mỹ thực hiện, trong đó họ theo dõi 18 cá thể của loài cá voi trơn phương nam thông qua vệ tinh trong suốt mùa di cư bắt đầu từ năm ngoái.

Trong trường hợp này, con cá voi được đặt tên là "Electra" cùng với con non của nó đã bơi tổng cộng 18.087 km. Chúng khởi hành từ bán đảo Valdés ở phía đông bắc tỉnh Chubut của Argentina và quay trở lại địa điểm ban đầu sau 239 ngày.

"Sau khi rời vịnh Nuevo ở bán đảo Valdés, Electra đã du hành qua các khu vực nằm trên thềm lục địa Argentina và các vùng nước sâu hơn ở rìa Talud, gần với Hố Xanh. Cuối cùng, nó quay trở lại khu vực bán đảo Valdés vào ngày 21/5/2022, có thể là để cai sữa cho con non sinh vào năm 2021", WCS cho biết.


 Con cá voi được đặt tên là "Electra" cùng với con non của nó đã bơi tổng cộng 18.087km.

Hiện tại, Electra vẫn ở gần rìa thềm lục địa Argentina, nhưng không được quan sát thấy trên máy quay. Các nhà nghiên cứu không rõ liệu nó có còn đi cùng với con non nữa hay không, hay cá voi con đã cai sữa xong và tách ra sống tự lập.

Cá voi trơn phương nam (Eubalaena australis) là một loài cá voi tấm sừng hàm có kích thước lớn. Con trưởng thành có thể dài 15 - 18 m và nặng 47 - 80 tấn. Đúng như tên gọi, những sinh vật khổng lồ này sinh sống dưới các đại dương ở phía nam xích đạo, đặc biệt là vùng nước gần Nam Cực.

Dự án "Theo dấu cá voi" sẽ cho phép các nhà khoa học biết chi tiết hơn về những nơi mà cá voi trơn phương nam bơi qua trên đường di cư, từ khu vực sinh sản đến khu vực kiếm ăn, qua đó xác định môi trường sống chính cho vòng đời của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News