Cá heo muốn kết bạn với người bị tàu đâm chết

Quá gần gũi với con người và tàu thuyền có thể đã khiến cá heo Nick mất cảnh giác tự nhiên và gặp nạn.


(Video: SWNS)

Xác một con cá heo mũi chai xuất hiện ở cảng Cork, Ireland, vào ngày 12/9. Các chuyên gia sau đó xác nhận đây là Nick do vết sẹo đặc trưng trên mũi và những vết tích khác trên vây lưng. Nick là cá heo "đơn độc xã hội" do lựa chọn tương tác với con người thay vì các con cá heo khác.

Nick được nhận diện lần đầu tiên ở quần đảo Scilly vào tháng 6/2020. Sau đó, người ta trông thấy nó ở Cork, Waterford và Wexford từ tháng 4 đến tháng 7/2021. Nó thường xuyên tương tác gần với tàu thuyền và con người. Lần cuối cùng nó xuất hiện khỏe mạnh là ở cảng Hayle vào ngày 22/8.

Khi đó, các tổ chức bảo tồn sinh vật biển Divers Marine Life Rescue (BDMLR) và Marine Connection đã cảnh báo về mối nguy hiểm với cả cá heo và con người, vì cá heo "đơn độc xã hội" có thể gây thương tích cho người, hoặc bị thương và chết do thuyền đâm trúng.

"Mọi người không nên cố tiếp xúc với động vật biển có vú vì điều này khiến chúng cảm thấy quen thuộc, và như chúng tôi đã nhấn mạnh nhiều lần trong loại tình huống này, khiến chúng mất đi sự cảnh giác tự nhiên với con người và tàu thuyền. Điều này nhiều khi làm cho cá heo mất mạng", Liz Sandeman, trưởng nhóm dự án cá heo đơn độc xã hội tại Marine Connection, giải thích.


Cá heo Nick chơi đùa với người bơi ở cảng Hayle hồi tháng 8.

Sự ra đi của Nick cho thấy cần tăng cường các biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức về cách xử lý khi ở gần động vật hoang dã, theo Dan Jarvis, thành viên tổ chức BDMLR.

"Chắc chắn sau này Nick sẽ chỉ là một nghiên cứu điển hình (case study) và nghiên cứu mang tính thống kê khác. Nhưng ít nhất, ngay lúc này, chúng tôi có thể dựa vào những gì xảy ra với nó để giúp nhiều người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc lắng nghe thông điệp từ các tổ chức như chúng tôi. Đó là thông điệp về cách tương tác phù hợp với động vật hoang dã, tránh trường hợp tương tự xảy ra thường xuyên và để chúng tôi khắc phục hậu quả", Jarvis chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News