Cá heo săn rắn biển kịch độc
Thông qua camera gắn trên lưng, các nhà nghiên cứu ghi lại âm thanh phấn khích của cá heo khi săn mồi, bao gồm rắn đẻn đuôi vàng ở vịnh San Diego.
Nguồn: Plos One
Hai con cá heo gắn camera ở bên thân là những cá thể đầu tiên được quan sát săn mồi trong môi trường tự nhiên thông qua cả âm thanh và video. Thước phim cho phép các nhà khoa học so sánh âm thanh cá heo phát ra với hành vi mà chúng thể hiện. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One hôm 17/8, cá heo phát ra nhiều âm thanh khác nhau khi tiếp cận và bắt mồi. Chúng thường xuyên để mắt tới con mồi. Một trong hai con cá heo ăn 8 con rắn đẻn đuôi vàng, loài rắn kịch độc thuộc họ Rắn hổ, mà không gặp vấn đề nào.
Cá heo kêu vì nhiều lý do, thường là để định vị bằng tiếng vang khi săn mồi. Tốc độ kêu lách cách tăng lên khi cá heo đến gần vật thể chúng quan tâm. Chúng giao tiếp với nhau bằng âm thanh, thậm chí có tiếng huýt sáo đặc trưng trong đàn, gần giống như tên gọi.
Khi săn mồi, cá heo kêu lách cách theo nhịp cách nhau 20 - 50 giây. Chuỗi âm thanh này rút ngắn thành tiếng ồn ào và sau đó là tiếng kêu ré lên khi cá heo đến gần con mồi. Sau khi chúng bắt và ăn mồi, tiếng kêu ré vẫn tiếp tục vang lên với sự khác biệt ở thời lượng, tần số cực đại và cường độ. Loạt âm thanh trên sẽ kéo dài nếu con mồi trốn thoát và cá heo đuổi theo.
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua camera trên lưng cá heo. Ảnh: Plos One
Các nhà nghiên cứu quan sát cá heo vịnh San Diego nhiều lần, mỗi lần dài khoảng 50 phút, và nhận thấy dù cá heo kiếm ăn ở cả mặt nước và gần đáy biển, chúng bắt mồi nhiều hơn từ đáy biển. Một con cá heo bắt được 64 con cá gần đáy biển và 5 con ở mặt nước, con còn lại bắt 36 con cá ở đáy biển và 4 con ở mặt biển. Camera cũng ghi lại 2 phương pháp khác nhau mà cá heo sử dụng để bắt mồi. Cá heo có thể mở to miệng và để lộ hàm răng nhằm chuẩn bị ăn theo kiểu hút hoặc đuổi kịp con mồi và nuốt chửng.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển
"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình
Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.
