Cá hồi trở lại sông sau dự án phá đập lớn nhất Mỹ
Lần đầu tiên sau 112 năm, cá hồi Chinook lại bơi tự do trên sông Klamath, sau khi 4 đập nước lớn trên sông bị phá bỏ.
(Video: Kayah Ray)
Các nhà sinh học thuộc Sở Cá và Động vật hoang dã Oregon (ODFW) phát hiện cá hồi Chinook tại nơi từng là đập J.C. Boyle ở thượng nguồn sông Klamath, Smithsonian hôm 25/10 đưa tin. Đây là một trong 4 đập đã ngăn cản sự di cư của cá hồi giữa lưu vực Klamath và Thái Bình Dương. Cả 4 đập này mới bị phá bỏ trong dự án phá đập lớn nhất lịch sử nước Mỹ, khôi phục dòng sông về trạng thái tự nhiên, chảy tự do.
Ban đầu, các nhà sinh học thậm chí còn băn khoăn liệu mình có thực sự nhìn thấy cá hồi hay không. "Chúng tôi thấy một con cá lớn nổi lên mặt sông Klamath vào ngày hôm trước, nhưng chỉ thấy vây lưng", Mark Hereford, trưởng nhóm dự án Klamath Fisheries Reintroduction của ODFW, chia sẻ.
Sau đó, khi quay trở lại khúc sông, nhóm chuyên gia có thể xác nhận đó chính là cá hồi Chinook di cư mùa thu. Điều này khiến họ trở thành những người đầu tiên phát hiện cá hồi Chinook trong vùng kể từ năm 1912.
Sự trở lại của cá hồi diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi dự án phá bỏ đập ở bang California và Oregon hoàn thành. Đây là kết quả của một nỗ lực vận động kéo dài hàng thập kỷ của các nhóm bảo tồn và nhiều bộ tộc lân cận - bao gồm Yurok, Karuk, Shasta, Klamath, Hoopa Valley và một số bộ tộc khác - những người gắn bó với cá hồi Chinook.
Ron Reed, thành viên của bộ tộc Karuk và là ngư dân truyền thống, đã tham gia vào chiến dịch ủng hộ phá bỏ đập. Ông cho rằng việc khôi phục dòng sông sẽ giúp khôi phục cá hồi và không ngạc nhiên khi sau dự án, chúng nhanh chóng trở về vùng nước tổ tiên. Reed cùng nhiều người khác giờ đã có thể trở về với truyền thống đánh bắt cá.
Một trong những con cá hồi đầu tiên trở lại sông Klamath.
Các đập, được xây dựng từ đầu những năm 1900 đến 1962, đã góp phần vào sự bùng phát tảo và bệnh tật, ngăn cản chuyến di cư hàng năm của cá hồi. Đến tháng 11/2022, Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang phê duyệt dự án phá đập 500 triệu USD. Đập đầu tiên bị phá hủy vào mùa thu 2023. Bắt đầu từ tháng 1 năm nay, hồ chứa của ba đập còn lại đã xả cạn và cơ sở hạ tầng bị phá bỏ. Cuối tháng 8, lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ, dòng sông lại chảy tự do.
Giờ đây, hệ thống đập không còn, các bộ tộc bản địa hào hứng khi thấy cá hồi trở lại, có thể bơi trong hơn 640 km sông. Các nhà sinh học tin rằng cá hồi được phát hiện ở Oregon nhiều khả năng đã bơi khoảng 370 km từ Thái Bình Dương để đến đó. Dù vậy, đa số nhà khoa học cho rằng có thể mất 3 - 5 thế hệ để cá hồi Chinook hoàn toàn phục hồi ở lưu vực này.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Hà mã lao vào giành con mồi với cá sấu: Xem cách chiến đấu là biết con nào thắng!
Nhiều người vẫn luôn tin rằng danh xưng "sát thủ đầm lầy" vốn thuộc về cá sấu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng cá sấu còn xếp sau một con vật khác. Đó là loài nào?

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
