Cá nhà táng khổng lồ tự dạt vào bờ biển, chết ở Bali
Các chuyên gia động vật Indonesia vào ngày 6/4 đang chuẩn bị khám nghiệm xác một con cá nhà táng dài 18 m dạt vào bãi biển ở Bali.
"Chúng tôi vẫn đang điều tra nguyên nhân cái chết. Chúng tôi muốn có lời giải thích khoa học để biết liệu đó là do vấn đề ô nhiễm hay nhựa", AFP dẫn lời quan chức hàng hải và nghề cá địa phương Permana Yudiarso.
Con cá nhà táng trên bãi biển ở Klungkung vào ngày 5/4. (Ảnh: Screengrab).
Con cá nhà táng, được cho là có cân nặng lên tới hàng tấn, đã dạt vào bờ phía đông của hòn đảo Bali hôm 5/4. Người dân địa phương và các quan chức sau đó đã cố đẩy nó trở lại biển.
Nhưng sau khi bơi đi, con vật lại mắc cạn chỉ vài giờ sau đó ở một bãi biển khác và chết trên bờ. Con cá không có dấu hiệu chịu thương tích ngoài da.
Bác sĩ thú y và chuyên gia pháp y đã đến hiện trường để điều tra nguyên nhân cái chết của con cá nhà táng. Thi thể con cá sẽ được chôn cất trong những ngày tới.
"Hôm nay chúng tôi sẽ khám nghiệm tử thi. Sau đó chúng tôi sẽ điều máy xúc đến chôn cái xác gần đó", ông Yudiarso nói.
Cảnh sát đã phong tỏa bãi biển ở huyện Klungkung của Bali để ngăn chặn nạn trộm cắp thịt hoặc các bộ phận cơ thể của cá nhà táng.
Ông Yudiarso cho biết cá nhà táng thường đến gần bờ hơn khi chúng bị ốm hoặc sắp chết.
Cá nhà táng, loài săn mồi lớn nhất thế giới, được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách "dễ bị tổn thương" trước nguy cơ tuyệt chủng.
Năm 2018, một con cá nhà táng được phát hiện đã chết ở Indonesia với hơn 100 cốc nhựa và 25 túi ni lông trong bụng, làm dấy lên lo ngại về vấn đề rác thải biển ở quần đảo Đông Nam Á này.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?
Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.
