Cá nước ngọt suy giảm nghiêm trọng trên toàn cầu, 1/3 nguy cơ tuyệt chủng

Theo nghiên cứu mới đây, cá nước ngọt đang bị đe dọa ở mức báo động, với khoảng 1/3 số loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Những số liệu trên được tổng hợp trong báo cáo mang tên The World’s Forgotten Fishes (Những loài cá bị lãng quên trên thế giới). Đây là công trình tổng hợp lại những nghiên cứu phạm vi toàn cầu của 16 tổ chức uy tín trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bao gồm Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Tổ chức sách đỏ (IUCN)…

Cá nước ngọt suy giảm nghiêm trọng trên toàn cầu, 1/3 nguy cơ tuyệt chủng
Số lượng cá nước ngọt giảm ở mức báo động - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Theo đó, số lượng các quần thể cá nước ngọt trên toàn cầu đang "rơi tự do". Các quần thể cá di cư giảm đến 76% kể từ năm 1970. Cá lớn, nặng hơn 30kg, bị xóa sổ ở hầu hết các con sông. Trên toàn cầu, số lượng cá cỡ lớn giảm 94%.

Ngoài ra, 1/3 số loài cá nước ngọt có nguy cơ diệt vong. Chỉ riêng trong năm 2021, 16 loài cá nước ngọt đã được đưa vào danh sách tuyệt chủng.

Theo nhóm nghiên cứu, các nguyên nhân rất đa dạng như ô nhiễm và phá vỡ hệ sinh thái, đánh bắt quá mức mang tính hủy diệt, sự du nhập của các loài ngoại lai, biến đổi khí hậu...

Ngoài ra, hầu hết các con sông trên thế giới hiện đã bị ngăn dòng lấy nước để tưới tiêu hoặc làm đập thủy điện, khiến dòng chảy tự nhiên của chúng bị gián đoạn, gây khó khăn cho cuộc sống của cá nước ngọt.

Cá nước ngọt suy giảm nghiêm trọng trên toàn cầu, 1/3 nguy cơ tuyệt chủng
Các dòng sông ô nhiễm là một trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng cá nước ngọt - (Ảnh: REUTERS).

Báo cáo cho thấy đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nước ngọt đang bị mất đi với tốc độ gấp đôi đại dương và rừng. Trích dẫn tài liệu của IUCN, báo cáo cho thấy trong hơn 10.000 loài cá được khảo sát thì có đến 30% có nguy cơ tuyệt chủng.

Trong khi đó, theo WWF, sông, hồ, vùng ngập nước dù chiếm chưa đến 1% tổng diện tích Trái đất nhưng lại là nơi cư ngụ của gần 1/4 loài động vật có xương sống và chiếm hơn một nửa loài cá của Trái đất.

Vì vậy, việc thay đổi hệ sinh thái không chỉ ảnh hưởng đến số lượng cá nước ngọt mà còn trực tiếp tác động đến đời sống của hơn 200 triệu người đang sống hoàn toàn dựa vào cá từ sông, suối, ao hồ như nguồn thực phẩm chính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim bắt chước tiếng cả đàn để lừa chim mái giao phối

Loài chim bắt chước tiếng cả đàn để lừa chim mái giao phối

Các chuyên gia đến từ Mỹ và Australia phát hiện chim lia lớn trống mô phỏng tạp âm của đàn, dọa chim mái sợ hãi để giao phối với chúng.

Đăng ngày: 01/03/2021
Cừu hoang chật vật với 35,4 kg lông trên cơ thể

Cừu hoang chật vật với 35,4 kg lông trên cơ thể

Một con cừu lang thang nhiều năm trong tự nhiên được phát hiện ở Australia với bộ lông nặng gần bằng một nửa trọng lượng của chuột túi trưởng thành.

Đăng ngày: 28/02/2021
Khoảnh khắc ‘khóa môi’ đầy thú vị của hai chú cá voi sát thủ

Khoảnh khắc ‘khóa môi’ đầy thú vị của hai chú cá voi sát thủ

Một video ghi lại cảnh hai chú cá voi sát thủ đang nhẹ nhàng giảng hòa bằng cách hôn môi cực kỳ dễ thương.

Đăng ngày: 28/02/2021
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 28/02/2021
Lần đầu ghi hình sên treo mình giống nhện

Lần đầu ghi hình sên treo mình giống nhện

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi hình sên Lehmannia nyctelia treo mình trên không trung nhờ một sợi tơ làm từ dịch nhầy.

Đăng ngày: 27/02/2021
Loài chim quý tái xuất sau gần 200 năm biến mất bí ẩn

Loài chim quý tái xuất sau gần 200 năm biến mất bí ẩn

Một loài chim biến mất cách đây hơn 170 năm bất ngờ xuất hiện trở lại khiến các nhà bảo tồn kinh ngạc.

Đăng ngày: 27/02/2021
Loài rắn kỳ dị rạch bụng ếch sống để ăn nội tạng

Loài rắn kỳ dị rạch bụng ếch sống để ăn nội tạng

Các nhà sinh vật học phát hiện hành vi kiếm ăn kỳ lạ của hai loài rắn Oligodon không có nọc độc ở châu Á.

Đăng ngày: 27/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News