Cá sấu có lưỡi không?
Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, sinh trứng. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não. Đặc điểm này làm nó được đánh giá là tiến hóa hơn những loài lưỡng cư khác.
Cá sấu ăn thịt và là tay đi săn cừ khôi với bộ răng sắt bén có thể nghiền nát con mồi trong chốc lát. Thân thể chúng thuôn dài giúp bơi nhanh hơn.
Lưỡi cá sấu liền với hàm dưới.
Khi bơi chúng ép sát chân vào người để giảm sức cản của nước. Chân cá sấu có màng, không phải dùng quạt nước mà để sử dụng cho những cử động nhanh đột ngột hoặc lúc bắt đầu bơi. Chân có màng giúp cá sấu có lợi thế ở những chỗ nước nông, nơi mà các con vật trên cạn thường qua lại.
Lưỡi cá sấu trông có vẻ như không có, nhưng thực ra lưỡi được cấu tạo liền với hàm dưới. Tuy nhiên, lưỡi của cá sấu được cấu tạo theo cách chẳng giống ai: nằm gọn lỏn trong các cơ hàm và gần như không thể di chuyển. Chúng cũng không thể thè lưỡi ra ngoài như rắn hay các loài bò sát, lưỡng cư khác.
Lưỡi cá sấu thuộc loại lưỡi hất, nghĩa là khi ăn, chúng dùng lưỡi của mình đẩy và nâng cao lên nhằm đưa thức ăn vào trong. Lưỡi cá sấu có chức năng hấp thụ tia cực tím, nhất là khi cá nằm trên bờ thường há to miệng, và chính lúc ấy là lúc đang hấp thụ thức ăn cách nhẹ nhàng.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới
Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.

Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết
Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.
