Cá sấu "quăng quật" trước khi ăn thịt trăn Miến Điện
Katrina Boychew, người phụ nữ sống tại bang Florida, tới thăm Everglades vào cuối tháng 3 và bắt gặp cá sấu đang chơi đùa với con mồi, trăn Miến Điện.
Katrina Boychew chia sẻ trên mạng xã hội video cho thấy cá sấu dùng bộ hàm to khỏe ngoạm chặt trăn Miến Điện, Insider hôm 6/4 đưa tin. Kẻ đi săn sau đó quăng quật con mồi trong đầm lầy một lát rồi mới tiếp tục ăn thịt.
Thước phim không quá sốc đối với Rosie Moore, nhà khoa học địa chất sống tại Florida và thường xuyên làm việc với trăn, cá sấu. Moore cho biết, cá sấu lắc đầu và quăng quật trăn nhằm chia bữa ăn lớn thành những miếng nhỏ hơn.
"Cá nhân tôi chưa từng chứng kiến cảnh tượng như vậy, nhưng việc cá sấu ăn thịt trăn không quá ngạc nhiên. Trăn là một thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của cá sấu. Tùy vào kích thước của từng con, cơ hội để cá sấu săn trăn và trăn săn cá sấu là như nhau", Moore nói.
Trăn Miến Điện (Python bivittatus) trưởng thành dài khoảng 4,5 - 7m và có thể nặng đến 90kg. Con mồi chủ yếu của chúng là các loài thú nhỏ và chim. Trăn Miến Điện hoành hành tại Florida trong nhiều năm qua. Chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và là loài xâm hại ở Mỹ, cạnh tranh thức ăn với sinh vật bản địa. Nhiều loài bản địa cũng bị trăn Miến Điện ăn thịt, khiến số lượng sụt giảm. Tháng 11 năm ngoái, con trăn dài khoảng 5,5 m nuốt chửng toàn bộ một con cá sấu.
Các báo cáo về việc cá sấu và trăn ăn thịt nhau đang tăng lên, theo Moore. "Điều này có thể do phạm vi hoạt động của trăn mở rộng hơn về phía bắc, gần những khu vực mà con người thường xuyên lui tới hơn, khiến số lần con người bắt gặp chúng và gửi báo cáo tăng lên. Một nguyên nhân khác là số lượng trăn nhìn chung cũng tăng. Tình hình trăn ở Florida đã vượt quá mức có thể kiểm soát ngăn chặn", Moore cho biết.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ
Trái đất quả là có rất điều kỳ thú mà đôi khi chúng ta không thể khám phá hết. 5 loài động vật hoang dã với khả năng tỏa ra mùi thơm quyến rũ dưới đây chính là minh chứng.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.
