Cá voi suýt húc trúng thợ lặn trong lúc chơi đùa
Trong chuyến du ngoạn trên Thái Bình Dương, thợ lặn tự do Yanna Xian có trải nghiệm khó quên khi bắt gặp một con cá voi lưng gù tinh nghịch.
Cá voi lưng gù chủ động tiếp cận và chơi đùa với người đi biển ở Moorea. (Video: SWNS)
Yanna Xian (24 tuổi) cùng bạn trai Mitch Brown (27 tuổi) đang tận hưởng kỳ nghỉ trên vùng biển ngoài khơi đảo Moorea ở Polynésie thuộc Pháp thì một con cá voi lưng gù mới khoảng hai tuần tuổi bất ngờ tiếp cận.
Đoạn video được hãng tin SWNS chia sẻ hôm 10/1 cho thấy con vật hiếu kỳ xuất hiện từ phía xa, bơi ngửa sát bề mặt nước và từ từ tiến đến chỗ cô gái. Nó tỏ ra rất thiên thiện và hiếu động, thậm chí suýt húc trúng người Yanna trong lúc chơi đùa.
Do có kích thước khổng lồ, chuyển động của dòng nước mà cá voi gây ra đã hút Yanna về phía nó, khiến cô phải thực hiện các động tác bơi lùi về phía sau để tránh va chạm với con vật.
"Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc", Brown, người ghi lại đoạn video chia sẻ. "Chắc chắn có một khoảnh khắc kết nối giữa Yanna và cá voi. Đó là một kỷ niệm khó quên trong đời!".
Con cá voi lưng gù tỏ ra rất thiên thiện và hiếu động, thậm chí suýt húc trúng người Yanna trong lúc chơi đùa.
Cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) dài 12 - 16 m và nặng khoảng 30 - 36 tấn khi trưởng thành. Chúng thuộc phân bộ Cá voi tấm sừng, có nghĩa là sử dụng một tấm sừng đặc biệt giống như cái sàng để lọc thức ăn từ nước biển, thay vì dùng răng để nhai con mồi. Loài này chủ yếu ăn động vật thân mềm và cá.
M. novaeangliae nổi tiếng là một trong những loài cá voi thân thiện nhất, đặc biệt là các con non luôn tò mò về mọi thứ xung quanh. Rất nhiều trường hợp cá voi lưng gù chủ động tương tác với người đi biển đã được ghi nhận trên thế giới, vì vậy, chúng được xem như "trụ cột" của ngành du lịch ngắm cá voi.
Với phạm vi phân bố rộng khắp các đại dương mở trên thế giới, cá voi lưng gù không bị phân loại nguy cấp. Hiện nay, chúng sinh sống thành 4 quần thể chính ở Bắc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Nam Đại Dương và Ấn Độ Dương.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
