Cá voi trắng mắc kẹt trên sông Seine

Cá voi trắng, thường sống ở vùng biển lạnh giá xung quanh Bắc Cực, bơi lạc vào sông Seine tuần trước và khó có thể trở lại biển.

Các nhân viên cứu hộ Pháp đang cố gắng cứu một con cá voi trắng (Delphinapterus leucas) mắc kẹt trên sông Seine, BBC hôm 7/8 đưa tin. Họ lần đầu tiên phát hiện con vật bơi trên sông hôm 2/8, cách Paris khoảng 70km về phía bắc.

Cá voi trắng mắc kẹt trên sông Seine
Cá voi trắng bơi lạc vào sông Seine, Pháp. (Ảnh: Jean-François Monier/AFP)

Sau những nỗ lực giúp cá voi trắng bơi ra biển thất bại, nhóm cứu hộ tỏ ra bi quan về cơ hội sống sót của nó. Họ đã cung cấp cá trích đông lạnh và cá hồi sống cho con cá voi dài 4 m, nhưng có vẻ nó cũng không hứng thú ăn.

Các nhà chức trách cân nhắc việc tiêm vitamin cho cá voi trắng để kích thích sự thèm ăn và giúp nó thực hiện hành trình dài 160 km tới eo biển Manche. Từ đây, nó có thể bơi trở về môi trường sống ở Bắc Cực, nơi có nhiệt độ lạnh hơn.

Việc tiếp tục ở lại vùng nước sông ấm không có lợi cho cá voi trắng. "Nó phải được chuyển đi trong 24 đến 48 giờ tới", Lamya Essemlali, người đứng đầu tổ chức Sea Shepherd France, nhận định.

Essemlali cũng cho biết, hy vọng sống của con cá voi trắng gầy yếu này rất nhỏ. "Tất cả chúng tôi đều nghi ngờ về khả năng quay lại biển của con vật. Việc điều khiển nó bằng thuyền sẽ cực kỳ nguy hiểm, nếu không muốn nói là bất khả thi", bà nói. Tuy nhiên, phương án giết nhân đạo hiện cũng bị loại bỏ.

Một số đốm nhỏ đã xuất hiện trên da cá voi hôm 6/8. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa rõ đây là phản ứng với nước ngọt của sông Seine - khác với môi trường sống nước mặn tự nhiên của nó - hay là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của con vật đang xấu đi. Họ cho biết, con vật cũng có biểu hiện sợ hãi, chỉ ngoi lên mặt nước trong thời gian ngắn và phát ra ít tiếng kêu hơn bình thường.

Các chuyên gia cũng chưa rõ làm thế nào cá voi trắng lại đi lạc xa như vậy khỏi môi trường sống tự nhiên lạnh giá ở Bắc Cực và vùng cận Bắc Cực. Loài vật này đôi khi bơi về phía nam vào mùa thu để kiếm ăn, nhưng hiếm khi chúng đi xa đến thế.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tận mục loài lưỡng cư siêu quý hiếm mới phát hiện ở Vĩnh Long

Tận mục loài lưỡng cư siêu quý hiếm mới phát hiện ở Vĩnh Long

Trong lúc làm vườn, chị Nguyễn Thị Ngọc ở tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện một loài lưỡng cư giống ếch giun có trong Sách Đỏ của Việt Nam.

Đăng ngày: 09/08/2022
Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Đăng ngày: 09/08/2022
Cá mè vọt lên mặt nước như

Cá mè vọt lên mặt nước như "bắp rang bơ"

Người dân Mỹ hôm 5/8 thi nhau bắt cá mè trắng xâm lấn trên sông Illinois trong một sự kiện thường niên nhằm kiểm soát số lượng loài.

Đăng ngày: 09/08/2022
Con gấu trúc quý được tìm thấy ở Trung Quốc có những hành động và thói quen kỳ lạ

Con gấu trúc quý được tìm thấy ở Trung Quốc có những hành động và thói quen kỳ lạ

Tại Nga Mi, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tìm thấy một con gấu trúc đỏ với những thói quen, hành động thú vị.

Đăng ngày: 08/08/2022
Nghiên cứu mới công bố cho thấy: Khỉ đuôi sóc biết gọi mẹ từ khi ở trong bụng

Nghiên cứu mới công bố cho thấy: Khỉ đuôi sóc biết gọi mẹ từ khi ở trong bụng

Một nghiên cứu được công bố trên eLife cho thấy, những chú khỉ đuôi sóc bắt đầu tập cử động khuôn mặt và miệng để kêu gọi giúp đỡ từ trước khi chào đời.

Đăng ngày: 08/08/2022
Loài chim

Loài chim "hung tợn nhất thế giới": Là thiên địch của cá sấu, sở hữu bộ mặt "khó ở" đủ biết phải tránh xa

Cò mỏ giày có khả năng săn mồi đáng kinh ngạc. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ếch và bò sát. Đáng chú ý hơn, loài chim này là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu nhỏ.

Đăng ngày: 08/08/2022
Cá voi beluga thiếu cân trên sông Seine thành tâm điểm chú ý ở Pháp

Cá voi beluga thiếu cân trên sông Seine thành tâm điểm chú ý ở Pháp

Theo các quan chức địa phương, một con cá voi beluga bơi ngược dòng sông Seine ở khu vực gần thủ đô Paris, Pháp đang trong tình trạng sức khỏe yếu và có nguy cơ bị mắc kẹt.

Đăng ngày: 06/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News