Các chuyến bay qua Đại Tây dương sẽ gập ghềnh hơn

Tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến tốc độ gió tăng trong tương lai, một xu hướng làm giảm mức độ an toàn của các chuyến bay.

Tiến sĩ Paul Williams, một nhà nghiên cứu của Đại học Reading tại Anh, cùng các đồng nghiệp sử dụng mô hình khí tượng để tìm hiểu sự thay đổi của tốc độ gió ở phía bắc Đại Tây Dương trong quá khứ và tương lai. Họ tăng dần khối lượng khí carbon dioxide (CO2) trong mô hình để xem tốc độ gió thay đổi thế nào từ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp tới năm 2050, BBC đưa tin.


Tốc độ gió trên vùng phía bắc Đại Tây Dương tăng
dần sau từng thập kỷ. (Ảnh: insureandgo.com.au)

Kết quả cho thấy, lượng khí CO2 trong khí quyển càng tăng thì tốc độ gió càng lớn. Tốc độ gió ở khu vực phía bắc Đại Tây Dương hiện nay cao hơn so với tốc độ trong quá khứ. Do tác động của biến đổi khí hậu, tốc độ gió trung bình ở khu vực này trong tương lai sẽ tăng từ 10 tới 40% so với hiện nay. Không gian chịu ảnh hưởng của nhiễu động khí cũng tăng từ 40 tới 170%.

Phát hiện của Williams đồng nghĩa với việc các phi cơ bay qua phía bắc Đại Tây Dương sẽ đối mặt với những cơn gió mạnh hơn và xác suất gặp nhiễu động khí mạnh cũng lớn hơn.

"Nguy cơ một máy bay gặp nhiễu động khí trung bình và mạnh tăng thêm 10,8%", Williams nói.

Khi máy bay lọt vào vũng nhiễu động khí có độ mạnh từ trung bình trở lên, hành khách sẽ cảm thấy khó khăn khi họ bước, các cốc nước có thể đổ, những người thắt đai an toàn sẽ cảm thấy tức ở vùng bụng.

Xu hướng tăng dần của tốc độ gió không chỉ làm giảm mức độ an toàn của chuyến bay, mà còn gây nên thiệt hại về tài chính.

"Nếu các phi cơ phải bay vòng để tránh vùng nhiễu động khí, đương nhiên chi phí nhiên liệu sẽ tăng. Để bù đắp chi phí nhiên liệu, các hãng hàng không sẽ phải tăng giá vé. Như thế, hành khách sẽ phải chi nhiều tiền hơn để lên máy bay", Williams bình luận.

Hiện nay khoảng 600 chuyến bay giữa châu Mỹ và châu Âu diễn ra trên phía bắc của Đại Tây Dương. Nếu tất cả phi cơ phải bay vòng để tránh gió mạnh, các hãng hàng không sẽ phải chi thêm hàng tỷ USD mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News