Các hiện tượng cá chết hàng loạt khắp thế giới

Trong khi dư luận nước ta đang lo lắng về việc cá chết trắng biển miền Trung, thì người dân ở nhiều nơi khác trên khắp thế giới cũng đang đứng ngồi không yên khi chứng kiến hiện tượng tương tự xảy ra tại đất nước họ kể từ đầu năm nay.

Chính phủ Chile đang tạm thời cấm người dân ăn cá mòi có nguồn gốc ở miền nam nước này để phòng bệnh tật, sau khi phát hiện hàng trăm ngàn con cá chết, nổi trắng mặt sông Queule từ tuần trước. Truyền thông địa phương đưa tin, nhà chức trách đã cho vớt sạch số cá chết, ước tính lên tới hàng chục tấn, khỏi dòng sông và đem đi tiêu hủy ở một bãi chôn tập thể. Các chuyên gia Chile vẫn đang điều tra nguyên nhân cái chết bất thường này cũng như bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào đến sức khỏe con người. Được biết, hiện tượng cá chết trắng sông miền nam nước này cũng từng xảy ra hồi tháng trước.

Trong tháng này, nhà chức trách Indonesia cũng đang phải vật lộn đối phó với tình trạng hàng triệu con cá chết một cách bí ẩn trên sông Amaima thuộc vùng Mimika, Papua.

Hồi đầu tháng 4, người ta cũng tìm thấy xác của hàng ngàn con cá mũi kiếm chết dạt vào bờ biển Lopes Mendes của Brazil. Nhà chức trách địa phương nhận định, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một tội ác đối với môi trường: việc đánh bắt cạn cá của những kẻ hám lợi.

Hôm 10/4 vừa qua, hàng trăm người dân Thái Lan đã tụ tập ở Lampang để vớt bỏ hàng ngàn con cá chết trên sông Nam Wang. Theo trang Manager.co.th, hiện tượng bất thường này được quy cho tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến nhiều vùng ở Thái Lan.

Cũng trong tháng 4, nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện khoảng 5 tấn cá, chủ yếu là cá chép, chết bất thường trong một hồ nước ở quận Sifangtai thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được làm rõ và chính quyền ước tính thiệt hại lên đến 1 triệu Nhân dân tệ.

Hồi tháng 3, các chủ vựa cá ở Taiping, Malaysia cũng tổn thất lớn do cá chết hàng loạt vì thời tiết quá nóng.

Hàng ngàn con cá mòi và cá thu chết trôi dạt vào bờ phá Alalay ở Cochabamba, Bolivia. Thị trưởng Cochabamba đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến hiện tượng bất thường này. Nhà chức trách xác định, tình trạng ô nhiễm và lượng oxy thấp có thể là thủ phạm gây ra vụ việc.

Hồi tháng 2, các ngư dân ở Hong Kong, Trung Quốc đã phải hứng chịu "thảm họa chưa từng có", thiệt hại tới 100 triệu đô la Hong Kong trong một tháng, sau khi gần 36 tấn cá nuôi bị chết đồng loạt do sự bùng nổ của các loại tảo độc hại.

Xác cá chết hàng loạt dọc bờ biển khu vực Martha's Vineyard thuộc bang Massachusetts, Mỹ hồi tháng 1/2016.

Mặc dù một số vụ cá chết hàng loạt được xác định là do lỗi của con người (gây ô nhiễm môi trường và đánh bắt cạn cá), nhưng các chuyên gia cũng đề cập tới khả năng do nước ấm nóng lên, có thể liên quan đến sự biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng El Nino.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News