Các kiểu "ma quỷ, thần thánh" giấc ngủ trong truyện dân gian

Ác thần bóng đè, yêu tinh ngủ tốt bụng, sinh vật mang ác mộng... là những "vị khách không mời" ghé thăm bạn trong giấc ngủ.

Giấc ngủ là một hoạt động bình thường của con người nhưng lại chứa nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa giải thích được. Với mỗi bí ẩn, người dân ở các nền văn hóa khác nhau lại đưa ra câu truyện thần kì để lý giải cho những hiện tượng lạ lùng mà họ gặp phải khi ngủ...

1. Ác thần bóng đè

Trong văn hóa dân gian châu Âu có một ác thần rất thích ngồi trên ngực của con người khi họ đang ngủ. Vị thần này sẽ tăng dần trọng lượng của mình rồi làm cho nạn nhân khó thở, sinh ra nhiều cơn mộng mị. Tên của vị thần này rất đa dạng và xuất hiện nhiều ở các nước khác nhau, mỗi nơi, hình dáng của vị thần đều thay đổi.

 Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Ở nước Anh cho rằng, vị thần là một con ngựa khổng lồ nằm đè lên ngực và mang ác mộng tới. Người Croatia lại tin, vị ác thần có hình dạng của một phụ nữ xinh đẹp vào ban đêm. Người phụ nữ sẽ ghé thăm những người đàn ông trong giấc ngủ của họ, nằm đè lên để tra tấn và từ từ hút đi sinh lực cuộc sống của họ.

2. Yêu tinh ngủ tốt bụng

Ở vùng Scotland, có một truyền thuyết về những yêu tinh nhỏ bé gọi là brownie. Chúng đi vào nhà vào ban đêm và làm công việc dọn dẹp giúp bạn trong khi bạn ngủ.

Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Nhưng các vị khách này chỉ giúp bạn nếu được đối xử tử tế, nếu bạn không thiết đãi hoặc xúc phạm họ thì tính dễ thương của brownie liền biến mất. Họ sẽ đập phá, dọa nạt lũ cừu, hay ăn cắp bánh từ cửa sổ.

Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Tuy nhiên, nếu bạn đặt một ít cháo hay mật ong trên bàn trước khi ngủ, brownie sẵn sàng làm hết các công việc linh tinh trong nhà, từ việc dọn chuồng nuôi, quét nhà, cửa, đuổi chuột, nấu nướng…

 Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Ngay khi bạn tỉnh dạy, họ liền biến mất vì các brownie rất sợ đối mặt với con người. Các yêu tinh này cũng có một hội đồng để xét thưởng cho những cá nhân lao động xuất sắc khi con người ngủ và trừng phạt kẻ hay quậy phá. Nếu một ngày thức dậy, bỗng nhiên bạn thấy đồ đạc trong phòng ngăn nắp hẳn lên, chắc hẳn các brownie đã vừa ghé thăm đấy!

3. Vị thần đi ngủ tạo ra thế giới

Bộ tộc bản địa châu Mỹ - Abenaki có một câu chuyện rất thú vị về giấc mơ. Đó là một giấc mơ giải thích về nguồn gốc của vạn vật trên Trái đất. Theo câu chuyện này, Trái đất ban đầu chỉ là một khoảng trống đen tối vô tận cùng sự xuất hiện của một vị thần khổng lồ. Vị thần này sống cô đơn một mình trong bóng tối từ ngày này qua ngày khác.

Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Bỗng đến một hôm, vì không chịu được sự buồn chán , ông quyết định xây dựng một vùng đất mới, tạo ra những sinh vật sống trong đó. Nhưng ông lại chưa có ý tưởng gì về hình dáng các loài vật cũng như quang cảnh xung quanh.

Chán nản, vị thần quyết định ngủ một giấc. Bỗng nhiên trong mơ, ông đến một nơi xa lạ, ngập tràn ánh nắng, có những rặng núi cao, vùng đồng bằng, biển, sông, hồ..., khắp nơi tràn đầy sự sống với chim, thú, con người... Tỉnh giấc, vị thần kinh ngạc nhận ra khi xung quanh mình có biết bao sự sống, chính giấc mơ đã khiến ông tự dùng phép để tạo ra một thế giới mới đầy hi vọng.

4. Sinh vật mang ác mộng

Nue là một sinh vật huyền thoại trong văn học dân gian Nhật Bản. Nó được mô tả là có phần đầu của một con khỉ, cơ thể của loài gấu chó, chân của con hổ và cái đuôi là con rắn.

Theo truyền thuyết, Nue có thể biến hình vào một đám mây đen và bay tới gần người thường lúc họ ngủ say. Từ đây, nạn nhân sẽ liên tục gặp ác mộng, khi tỉnh dậy thì mang bệnh nặng và liên tục gặp đen đủi.

Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Khác với những sinh vật tưởng tượng khác liên quan đến giấc mơ, Nue được ghi nhận trong sử sách. Đó là vào mùa hè năm 1153, khi ấy vua Konoe đột nhiên ngã bệnh sau những cơn ác mộng khủng khiếp vào mỗi đêm.

Cơn ác mộng chỉ chấm dứt khi một samurai dũng cảm chạy lên mái nhà và bắn một mũi tên vào đám mây đen kì lạ. Ngay lập tức, từ đám mây đó rơi ra một xác chết giống hệt như con Nue trong truyền thuyết. Từ đây, vị vua mới có thể trở lại bình thường, không còn gặp ác mộng và đau ốm nữa.

5. Thần Cát

Nhiều nơi trên thế giới tương truyền câu chuyện về Thần Cát - một vị thần nhân từ rắc cát vào mắt khi ngủ để mang những giấc mơ đẹp tới cho các cô bé, cậu bé. Nếu khi bạn thức dậy thấy mắt có rỉ (ghèn) mắt thì đó chính là vì Thần Cát đã đến thăm bạn vào đêm hôm trước.

Các kiểu ma quỷ, thần thánh giấc ngủ trong truyện dân gian

Thần Cát lần đầu tiên được giới thiệu trong văn học trong một câu chuyện của Andersen. Câu chuyện kể về một vị thần ru ngủ, thổi cát mịn vào mắt trẻ ngoan để chúng ngủ say, sau đó ông dùng chiếc ô nhiệm màu để mang những giấc mơ đẹp đến cho các bé.

Tuy nhiên, có một dị bản về Thần Cát được phát hành vào năm 1816 mang tên Der Sandman lại đáng sợ vô cùng. Trong cuốn sách, vị Thần Cát là một kẻ điên rồ với quyền năng đáng sợ, khiến cho trẻ em phát khóc. Cát của ông làm cho đôi mắt của lũ trẻ rơi ra, sau đó, vị ác thần thu thập chúng và làm thức ăn cho lũ ma quỷ của mình trong pháo đài sắt trên Mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News