Các loài chim biển tìm thức ăn trên biển như thế nào?

Chim biển có thể tìm thấy thức ăn trên biển bằng cách bay thành một vòng cung rộng hàng cây số. Hệ thống ra-đa cho thấy các đàn chim có thể phối hợp tạo thành một đường khổng lồ trên bề mặt đại dương.

Thức ăn của các chim biển nằm rải rác nhỏ bé trong đại dương, và các loài chim biển thường phải tìm kiếm trên một phạm vi rất xa và rộng mới thấy được thức ăn.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã phát hiện được một chiến lược hợp tác mới của những chú chim – phương pháp có thể giúp chúng sống sót trên biển khơi. Nhiều đàn chim biển biết bay có thể tự sắp xếp thành những hàng khổng lồ để “cào” - lục soát trên bề mặt đại dương, có lẽ để tìm kiếm thức ăn hiệu quả hơn.

Ở cách xa đất liền, đại dương có thể không rộng rãi với chúng, nhưng chim biển có một khả năng thích ứng đáng chú ý để tìm kiếm thức ăn ở vùng sa mạc xanh này. Chẳng hạn như, chúng có thể làm việc cùng nhau để tìm kiếm cơ may phát hiện một đàn cá hay tăng tỷ lệ bắt được cá bằng cách đồng thời lao xuống nước.

Các loài chim biển tìm thức ăn trên biển như thế nào?
Nhạn biển đen (Anous minutus) được cho rằng là một trong những loài chim bay phối hợp với nhau thành hình “cái cào” trên mặt biển.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết hình dạng và quy mô của sự hợp tác hình thành những “cái cào” này – với nhiều bầy chim có thể trải dài hàng cây số trên bầu trời – chưa từng được quan sát một cách khoa học ở các loài chim biển. Camille Assali, một nhà sinh thái học động vật đến từ cơ quan nghiên cứu Khai thác và Bảo tồn Đa dạng sinh học Biển ở Sète, Pháp cho biết “chưa từng có mô hình bay nào như vậy từng được quan sát và mô tả”.

Để theo dõi sự di chuyển của các đàn chim, bà Assali và đồng nghiệp đã nghiên cứu các hình ảnh ra-đa thu được trong một năm từ một con tàu đánh bắt cá ngừ ở cách bờ biển châu Phi hàng trăm cây số, gần vịnh Guinea. Các tàu đánh cá dùng thiết bị ra-đa để tìm chim biển, chúng có thể là gợi ý về nơi có thể tìm thấy cá.

Khi phân tích các hình ảnh ra-đa về các mô hình di chuyển của các đàn chim biển, các nhà khoa học phát hiện rằng nhiều đàn chim sẽ thường xuyên bay theo một đường song song tới 19 lần một ngày. Những con chim dường như cũng đang điều chỉnh tốc độ và vị trí của chúng so với nhau để tạo thành một đường cách đều nhau trên đại dương. Một số hình mà chúng tạo thành, với các đàn cách nhau nửa cây số và trải dài bốn cây số, có thể kéo dài gần 20 phút trước khi sụp đổ hoặc hợp nhất với nhau.

Nhà nghiên cứu Assali cho rằng mô hình “cái cào” có khả năng là kết quả của sự phối hợp hành vi giữa các đàn chim biển được duy trì bằng cách theo dõi nhau bằng mắt, chứ không phải do các yếu tố môi trường như gió ngược hoặc góc chiếu của mặt trời. Cả hai yếu tố này dường như đều không ảnh hưởng gì đến sự di chuyển của chúng.

Những con chim có thể sử dụng mô hình bay cái cào để tìm kiếm tỉ mỉ các dấu hiệu của thức ăn. Bằng cách tự sắp xếp thành một hàng, những con chim có thể tránh được việc bỏ sót một khu vực nào đó trên bề mặt đại dương hoặc tìm kiếm hai lần ở cùng một khu vực. Tuy nhiên, bà Assali cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định mục đích chúng di chuyển như vậy là để tìm kiếm thức ăn. Theo bà Assali: “chúng ta cần phải đo đếm sự thành công trong việc tìm kiếm thức ăn của những con chim bay theo mô hình như vậy và những con chim không bay theo mô hình, và làm rõ các hao phí và lợi ích tiềm năng của các chiến lược tìm kiếm thức ăn này".

Hiện cũng chưa rõ có những loài chim nào, hoặc có bao nhiêu loài chim bay theo những mô hình như vậy. Bà Assali cho biết các ứng viên tốt nhất là chim Nhàn nâu (Onychoprion fuscatus) và các loài nhạn biển.

Và nếu thêm nhiều quan sát thực địa hoặc thậm chí là các đoạn phim ghi bằng máy quay được đặt bên trong các đàn chim này có thể giúp các nhà khoa học giải thích được lý do tại sao những con chim lại tạo thành hình “cái cào” từ lúc đầu.

Theo Sasha Dall, một nhà sinh thái học toán học đến từ Đại học Exeter ở Cornwall (Anh), nếu có nghiên cứu cho thấy khi các mô hình “cái cào” này sụp đổ ở xung quanh con mồi thì sẽ giúp thiết lập mối liên hệ giữa việc bay theo mô hình và tìm kiếm thức ăn. Bản chất đồng nhất của nguồn nước mở của đại dương cũng có thể có ích với phương pháp tìm kiếm này, nó có thể giúp những con chim này phát hiện ra các con chim hoặc động vật khác đang săn cá.

Cho dù “cái cào” để làm gì thì rõ ràng họ cũng đã mở ra một loạt các câu hỏi mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trên lý thuyết, chuột dũi trụi lông có thể bất tử

Trên lý thuyết, chuột dũi trụi lông có thể bất tử

Kể cả khả năng sinh sản lẫn hành vi của chuột dũi không lông chẳng đổi khác khi chúng già đi.

Đăng ngày: 20/04/2020
Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Cách sống sót khi đối mặt với các loài thú dữ

Hôm nay ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 9 loài động vật nguy hiểm trên thế giới, cũng như khám phá một số mẹo thú vị nhằm giúp bạn sống sót nếu chẳng may đối đầu với chúng. 1.

Đăng ngày: 20/04/2020
Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình

Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện một loài linh trưởng sử dụng hợp chất pheromone để tạo ra mùi thơm cho mục đích sinh sản.

Đăng ngày: 18/04/2020
Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Linh cẩu là loài động vật máu lạnh tàn nhẫn, có thể ăn thịt đồng loại, thậm chí cả những con non không có sức phản kháng.

Đăng ngày: 17/04/2020
Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này

Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này "tiến hóa"

Các chuyên gia cho rằng những chú chuột đói khát do thiếu thức ăn mùa dịch Covid-19 đang có xu hướng di cư, ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

Đăng ngày: 16/04/2020
Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Theo nghiên cứu, một số loài chim như diều hâu, chim cắt... có một cách thức bắt mồi rất lạ là... đốt rừng.

Đăng ngày: 16/04/2020
Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Nhà sinh vật học Thy Neang tìm thấy một loài tắc kè ngón cong chưa từng được biết đến bên trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang.

Đăng ngày: 16/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News