Các nhà khảo cổ Pháp cố gắng giải mã xác tàu đắm bí ẩn 1.300 năm tuổi
Các nhà khảo cổ Pháp đang cố gắng làm sáng tỏ nguồn gốc của một con tàu đắm "đặc biệt hiếm" thời Trung cổ ở gần thành phố Bordeaux.
Tàu đắm 1.300 năm được khai quật ở Pháp.
Trong thông cáo báo chí hôm 14/6, trưởng nhóm khai quật Laurent Grimbert nhấn mạnh con tàu dài 12m này mới là "chiếc thứ hai hoặc thứ ba" có niên đại từ thời Trung cổ được phát hiện ở Pháp. Trước khi phát lộ, nó đã bị chôn vùi dưới một nhánh sông Garonne trong suốt 1.300 năm.
Nguồn gốc của con tàu đến nay vẫn là một bí ẩn. Theo niên đại sớm nhất của các mảnh gỗ và gốm còn sót lại, nó có thể đã được sử dụng để vận chuyển hàng hóa như nông sản trên sông và đến bờ biển Đại Tây Dương trong khoảng thời gian từ năm 680 đến 720. Vào thời điểm đó, thành phố Bordeaux, dưới thời vương triều Merovee, là một phần của công quốc Aquitaine độc lập.
Xác tàu hiện được bảo quản tại chỗ. Để tránh xuống cấp, nó được tưới nước 30 phút một lần. Các nhà khảo cổ học sẽ chỉ có ba tháng để thực hiện nghiên cứu hoàn chỉnh trước khi tiến hành tháo dỡ tàu.
Đến đầu tháng 9, một nhóm gồm 10 nhà khảo cổ học sẽ cố gắng tháo dỡ 200 - 300 dầm ngang của thân tàu, thông qua hàng trăm chốt, để xác định kiến trúc, chiều cao thực tế, trọng tải và các kỹ thuật được sử dụng đó để làm nó kín nước.
"Việc tháo dỡ sẽ cho chúng ta biết về sự giao thoa giữa các kỹ thuật đóng tàu vào thời điểm đó", chuyên gia về kiến trúc hải quân Marc Guyon giải thích.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sẽ phân tích các mảnh gốm sứ, xương động vật và một chiếc thìa gỗ để giải mã những bí ẩn về con tàu.
Dự kiến vào hôm nay 18/6, nhân Ngày Khảo cổ học châu Âu, địa điểm khai quật sẽ mở cửa cho công chúng tham quan.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
