Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện cá voi nhận con nuôi khác loài
Giới chuyên gia Úc bất ngờ khi phát hiện 2 con cá voi khác loài lại đang bơi quấn quýt cùng nhau.
Theo trang ABC News, khi xem lại chùm ảnh mình chụp được tại bãi biển Eleven Mile, phía đông thị trấn Esperance (Úc), nhiếp ảnh gia Jess Wohling nhận thấy 2 con cá voi một lớn, một nhỏ đang bơi cùng nhau dường như không cùng loài.
Việc 2 con cá voi khác loài quấn quýt nhau như này được nói là chưa từng ghi nhận trước đây - (Ảnh: Jess Wohling).
Phân tích vây ngực của cá, cô xác định con nhỏ thuộc loài cá voi lưng gù, con lớn hơn là cá voi trơn phương nam.
Jess Wohling gửi kết quả mình tìm được cho Katy Fannei - chuyên gia nghiên cứu cá voi tại Albany (Úc), khiến Fannei vô cùng bất ngờ.
Theo Katy Fannei, cá voi thường di chuyển độc lập hoặc theo bầy cùng loài. Rất hiếm khi 2 con cá voi khác loài bơi song song trong khoảng thời gian dài.
Trong khi đó, trường hợp cá voi lớn và cá voi con đồng hành cùng nhau trên biển chỉ có khả năng là mẹ con hoặc ít nhất có quan hệ huyết thống.
"Chúng thường kết nối rất chặt chẽ. Cá voi mẹ và con thường hiếm rời xa nhau trong năm đầu tiên cho đến khi con cá voi con trưởng thành", Fannei nói.
Vì vậy, nhà nghiên cứu Fannei cho rằng trong tình huống này, khả năng cao nhất là cá voi trơn phương nam đã nhận cá voi lưng gù làm "con nuôi" và chăm sóc như con ruột của mình.
Đây sẽ là lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng nhận "con nuôi" giữa các loài cá voi khác nhau ở đại dương.
Cá voi mẹ và con thường hiếm rời xa nhau trong năm đầu tiên cho đến khi con cá voi con trưởng thành - (Ảnh: Jodie Hamilton)
Katy Fannei cho biết không chỉ cô mà nhiều nhà nghiên cứu cá voi khác cũng hết sức ngạc nhiên khi xem bức ảnh của Jess Wohling.
Hiện Fannei đang tiếp tục tra cứu hệ thống dữ liệu và lưu lại đường đi của cặp mẹ con, để thêm chứng cứ khẳng định đây là trường hợp nhận con nuôi đầu tiên ở cá voi.
Fannei cũng sẽ tìm hiểu thêm về cơ chế sinh sống giữa 2 cá voi khác loài khi sống cạnh nhau. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thấy một trường hợp thú vị này trong đời", Fannei nói.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
