Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Nghiên cứu di truyền phát hiện loài rùa mới thuộc chi Chelus, có hình dáng kỳ lạ và hành vi săn mồi khác thường.

Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Sinh vật Senckenberg (Đức) đã mô tả một loài rùa lá Mata Mata mới dựa trên các phân tích di truyền. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Phylogenetics and Evolution.

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới
Rùa lá Mata Mata có hình dáng kỳ lạ. (Ảnh: Phys).

Rùa Mata Mata mới, thuộc chi Chelus, được nhóm phát hiện khi đang ẩn mình trong lớp bùn, thân dài tới 53 cm, giống như tảng đá phủ kín tảo xanh. Khi con mồi đến gần, rùa lá sử dụng chiếc mũi để hút con mồi, nhanh chóng nuốt trọn nó.

"Loài rùa mới được phát hiện vẻ ngoài kỳ lạ và hành vi săn mồi khác thường, hiện thông tin về sự biến đổi di truyền của loài này còn hạn chế", giáo sư Uwe Fritz, Viện Nghiên cứu Sinh vật Senckenberg nói và cho biết đến nay, loài rùa chi Chelus chỉ chứa một loài duy nhất, đó là rùa lá chi Chelus Fimbriata.

Sử dụng 75 mẫu DNA, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, loài mới có nhiều khác biệt về mặt di truyền và hình thái, sinh sống trên các lưu vực Orinoco (Nam Mỹ) và Río Negro (Argentina), trong khi rùa lá chi Chelus Fimbriata giới hạn ở lưu vực sông Amazon.

Theo nghiên cứu, hai loài đã tách ra trong thời Miocen (khoảng 13 triệu năm trước). Trong thời kỳ này, lưu vực sông Amazon và Orinoco trước đây bắt đầu tách ra thành hai lưu vực sông được biết đến ngày nay. Nhiều loài sống dưới nước đã bị tách không gian và bắt đầu phân loài về mặt di truyền.

"Dựa trên nghiên cứu về sinh cảnh, chúng tôi quyết định xem xét kỹ hơn về cấu trúc di truyền của loài này", Uwe Fritz cho biết.

Rùa lá Mata Mata được nhóm đánh giá chưa bị đe dọa về nguy cơ tuyệt chủng giống như loài rùa cùng chi Chelus. Hiện nhóm tiếp tục nghiên cứu về những đặc điểm sinh sống và khả năng sinh sản của loài rùa mới này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con gì khỏe nhất hành tinh?

Con gì khỏe nhất hành tinh?

Hãy cùng tìm hiểu sức mạnh của các loài động vật qua những con số.

Đăng ngày: 26/04/2020
Tại sao một số động vật lại có độc?

Tại sao một số động vật lại có độc?

Các vi khuẩn sản sinh độc tố có thể biến một con sa giông thành kẻ mang lại chết chóc. Các loại vi khuẩn trên da sản xuất ra tetrodotoxin - một hóa chất gây tê liệt cũng được tìm thấy ở cá nóc.

Đăng ngày: 26/04/2020
Bạn có thể cho chó ăn thức ăn của mèo hay không?

Bạn có thể cho chó ăn thức ăn của mèo hay không?

Liệu có ổn không khi cho mèo ăn thức ăn của chó, và chó ăn thức ăn của mèo?

Đăng ngày: 26/04/2020
Những điều thú vị về hậu môn của một số loài sinh vật

Những điều thú vị về hậu môn của một số loài sinh vật

Nhiều hình thức bài tiết khác chứng minh cho sự kỳ thú của thế giới động vật xung quanh chúng ta.

Đăng ngày: 26/04/2020
Loài chim đã tiến hóa bộ não lớn như thế nào?

Loài chim đã tiến hóa bộ não lớn như thế nào?

Theo một nghiên cứu mới, trước thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Phấn Trắng, chim và khủng long không bay có kích thước bộ não tương đối giống nhau.

Đăng ngày: 25/04/2020
Hơn 150.000 con chim

Hơn 150.000 con chim "nhuộm hồng" nhánh sông

Chim hồng hạc đổ xô tới nhánh sông ở Mumbai với số lượng lớn chưa từng thấy khi lệnh phong tỏa giúp cải thiện chất lượng nước và không khí.

Đăng ngày: 25/04/2020
Bí ẩn hơn 2.000 con kền kền chết thảm ở châu Phi

Bí ẩn hơn 2.000 con kền kền chết thảm ở châu Phi

Hơn 2.000 con kền kền chết một cách bí ẩn ở Guinea-Bissau, Tây Phi như một 'cú đánh tàn khốc' đối với việc bảo tồn các loài cực kỳ nguy cấp.

Đăng ngày: 24/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News