Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng

Khả năng sống sót ở mọi môi trường dù là khắc nghiệt nhất khiến gấu nước luôn là chủ để nghiên cứu thú vị. Phơi khô, ném lên vũ trụ, ép nó va chạm với bề mặt ở tốc độ cực cao, gấu nước vẫn có thể sống sót. Và không chỉ sở hữu lớp giáp ngoài vững chắc, DNA của gấu nước cũng sở hữu những bộ giáp làm bằng protein.

Ngay cả khi bỏ đi những siêu năng lực này, gấu nước vẫn có thể tồn tại chỉ với … cách di chuyển đáng yêu. Bạn cứ thử nhìn thứ sinh vật hiển vi mạnh mẽ này đi lại trên bề mặt mà xem: ai cũng sẽ xiêu lòng trước một cá thể gấu nước mũm mĩm lặc lè di chuyển qua lại.

Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng
Gấu nước đi lại trên gel trong thử nghiệm mới.

Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng
Gấu nước là một trong những con vật hiển vi có chân mà khoa học từng phát hiện ra.

Nhà sinh vật học Jasmine Nirody và các cộng sự công tác tại Đại học Rockefeller đã quay lại cách loài gấu nước Hypsibius dujardini di chuyển trên những bề mặt khác nhau.

Điều thú vị nhất, và hẳn cũng là đáng ngạc nhiên nhất, về việc gấu nước đi lại là cách chúng di chuyển mượt mà nhường nào. Chúng có dáng đi cụ thể, mà lại còn rất giống những sinh vật có kích cỡ lớn hơn!”, cô Nirody viết trên Twitter.

Chúng tôi không ép chúng phải làm gì cả. Đôi lúc, gấu nước thích thư thái và tự muốn chạy quanh thôi. Có lúc, chúng thấy gì đó thú vị và lao tới”.

Nhóm nghiên cứu đã cho gấu nước đi trên nhiều bề mặt, và phát hiện ra rằng gấu nước di chuyển sống côn trùng, dù rằng hai loài thuộc hai thế giới khác nhau và cấu tạo cơ thể chẳng có điểm tương đồng.

Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng
Bạn có thể thấy rõ móng của gấu nước lộ ra khi nó cố bám lên bề mặt gel.

Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng
Di chuyển trên mặt kính, gấu nước "quằn quại" như thế này đây.

Khi đi trên bề mặt kính láng mịn, gấu nước không di chuyển được xa, nhưng với bề mặt mềm dẻo như gel (các nhà khoa học đã thử hai loại gel với hai độ cứng khác nhau), nhóm đã nhận ra cách gấu nước di chuyển khác nhau trên những bề mặt cụ thể.

Chúng tôi thấy rằng gấu nước có khả năng tự điều chỉnh khả năng di chuyển khi đi lại trên bề mặt mềm. Phương pháp này cũng hiện hữu trên động vật chân đốt cho phép chúng đi lại hiệu quả trên những nền biến động hoặc sần sùi”.

Báo cáo mới vẫn chưa thể giải thích tại sao gấu nước lại có khả năng di chuyển giống công trùng, nhóm nghiên cứu cũng không dám khẳng định liệu gấu nước và côn trùng có cùng tổ tiên hay không, hay đây là phương pháp di chuyển đã được hoàn thiện bởi tiến hóa suốt hàng triệu năm qua.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách uống và giữ nước cực thú vị của những loài động vật sống ở vùng khô hạn

Cách uống và giữ nước cực thú vị của những loài động vật sống ở vùng khô hạn

Một số loài động vật sinh sống tại vùng hoang mạc khô cằn, không có ao hồ để uống nước, giữ ẩm cho cơ thể.

Đăng ngày: 31/08/2021
Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông

Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông

Mặc dù có hình dáng xấu xí, nhưng vai trò của nó trong hệ sinh thái là rất quan trọng.

Đăng ngày: 31/08/2021
Cá da trơn khủng xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu và chó

Cá da trơn khủng xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu và chó

Chúng là một loài xâm lấn và là loài cá nước ngọt lớn nhất tại Châu Âu, loài cá da trơn này cực kỳ hung dữ, chúng gây ra mối đe dọa rất lớn đối với hệ sinh thái sông hồ ở nhiều quốc gia.

Đăng ngày: 30/08/2021
Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa

Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa

Husum Red Pied là một giống lợn quý hiếm được biết tới với biệt danh lợn biểu tình Đan Mạch.

Đăng ngày: 30/08/2021
Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

Đứng trước tình trạng khan hiếm thức ăn, những con cóc mía đã phải ăn thịt chính đồng loại của mình, và điều này cũng tạo ra một áp lực tiến hóa để phát triển đối với chúng.

Đăng ngày: 29/08/2021
Kinh hãi cảnh voi điên lao đến húc văng tê giác vì lý do bất ngờ

Kinh hãi cảnh voi điên lao đến húc văng tê giác vì lý do bất ngờ

Voi đực châu Phi có sức mạnh phi thường khi dễ dàng đánh bại con tê giác nặng cả tấn.

Đăng ngày: 29/08/2021
Trăn Miến Điện vỡ bụng vì nuốt chửng cả một con bò

Trăn Miến Điện vỡ bụng vì nuốt chửng cả một con bò

Trăn Miến Điện hoang dã phải trả giá bằng mạng sống khi tìm cách ăn thịt cả con bò nhưng không thể tiêu hóa con mồi.

Đăng ngày: 28/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News