Các nhà khoa học nghiên cứu, dự đoán thời tiết trên sao Hỏa

Khi các nhà khoa học nghiên cứu sứ mệnh tới những hành tinh lân cận, họ cần dự báo thời tiết chính xác. Nếu không, các chuyến đi có thể trở thành “thảm họa”.

Một nghiên cứu mới của Trường Đại học Yale (Mỹ) giúp đặt nền tảng cho các dự báo chính xác hơn về hành tinh khác.

Các nhà khoa học nghiên cứu, dự đoán thời tiết trên sao Hỏa
Bão bụi thường xuyên xuất hiện trên sao Hỏa.

Nhóm nghiên cứu đã lấy một hiện tượng liên quan đến dòng phản lực của Trái đất và áp dụng vào các kiểu thời tiết trên sao Hỏa, cũng như Titan - Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.

Tác giả chính J. Michael Battalio - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ về Trái đất và khoa học hành tinh tại Khoa Nghệ thuật và Khoa học của Trường Đại học Yale, cho biết: “Chúng ta có thể dựa vào mối liên hệ giữa khí hậu và thời tiết để giúp dự đoán các cơn bão bụi”.

Trên Trái đất, sự đều đặn của các hệ thống bão ở vĩ độ trung bình có liên quan đến “chế độ hình khuyên”. Đây là sự biến đổi của dòng chảy khí quyển không liên quan đến chu kỳ các mùa. Hiện tượng này ảnh hưởng đến dòng phản lực, lượng mưa và sự hình thành đám mây trên khắp hành tinh.

Sau 15 năm quan sát khí quyển sao Hỏa, ông Battalio phát hiện, hành tinh Đỏ cũng có chế độ hình khuyên, tương tự Trái đất. Bên cạnh đó, Battalio và đồng nghiệp nhận thấy, chế độ hình khuyên cũng xuất hiện trong các mô phỏng Titan. Thực tế, chế độ hình khuyên trên Titan và sao Hỏa có ảnh hưởng lớn hơn so với ở Trái đất. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra 1/2 sự thay đổi của gió trên sao Hỏa và 2/3 ở Titan.

Đối với sao Hỏa, các cơn bão bụi có thể liên tục xảy ra hoặc xuất hiện vài năm một lần. Các cơn bão nhỏ kéo dài ít hơn một ngày. Song, cơn bão lớn có thể kéo dài hàng tuần hoặc tháng. Theo ông Battalio, hiểu và dự đoán được những sự kiện này là vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của các sứ mệnh. Đặc biệt là những sứ mệnh dựa vào năng lượng Mặt trời.

“Trong các sự kiện lớn, đôi khi bụi có thể trở nên dày đặc đến mức khiến ban ngày có vẻ tối như nửa đêm. Ngay cả khi không có sự kiện như vậy, các cơn bão trong khu vực vẫn là một yếu tố xuất hiện định kỳ”, nhà nghiên cứu Battalio chia sẻ.

Theo nhóm nghiên cứu, tính chất tuần hoàn này có thể cho phép các chế độ hình khuyên dự đoán cơn bão bụi. Các chế độ hình khuyên tác động đến các xoáy nước gây ra bão bụi. Việc phân tích thời gian thực của chế độ hình khuyên cho phép dự đoán cơn bão bụi và không cần dựa vào một mô hình phức tạp.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thám hiểm Perseverance đã lấy được mẫu đất đá trên sao Hỏa

Tàu thám hiểm Perseverance đã lấy được mẫu đất đá trên sao Hỏa

Tàu thám hiểm Perseverance của Cơ quan Hàng không v trụ Mỹ (NASA) đã thu thập được mẫu đất đá trên Sao Hỏa để đưa trở lại Trái Đất phục vụ công tác nghiên cứu.

Đăng ngày: 04/09/2021
Trí tuệ nhân tạo chỉ mất 5 giây để phát hiện miệng núi lửa mới trên sao Hỏa

Trí tuệ nhân tạo chỉ mất 5 giây để phát hiện miệng núi lửa mới trên sao Hỏa

Trong khi các nhà khoa học của NASA cần tới 40 phút, trí tuệ nhân tạo có thể phân tích một bức ảnh bề mặt sao Hỏa chỉ trong 5 giây.

Đăng ngày: 03/09/2021
Trung Quốc phát hành bộ 3 đồng xu vàng và bạc để kỷ niệm sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa đầu tiên

Trung Quốc phát hành bộ 3 đồng xu vàng và bạc để kỷ niệm sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa đầu tiên

Để kỷ niệm sự thành công của sứ mệnh đầu tiên lên quỹ đạo và hạ cánh trên Sao Hoả, Trung Quốc đã phát hành một bộ tiền xu mới bằng vàng và bạc.

Đăng ngày: 31/08/2021

"Sinh vật sao Hỏa" là thứ đã xuất hiện ở Trái đất hồi thế kỷ 19?

Những vật thể trong bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa đầu của NASA – những cấu trúc tròn mà người cho là sinh vật bậc thấp, người cho là đá – có thể là hydrohematit.

Đăng ngày: 23/08/2021
Robot NASA ghi hình mặt trăng sao Hỏa ở độ cao 23.458km

Robot NASA ghi hình mặt trăng sao Hỏa ở độ cao 23.458km

Robot Perseverance quan sát Deimos, mặt trăng rộng 12,4 km của sao Hỏa, trong lần hiếm hoi hướng camera lên bầu trời.

Đăng ngày: 23/08/2021
90 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò Trung Quốc

90 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò Trung Quốc

Tàu thăm dò Chúc Dung của Trung Quốc đã trải qua ba tháng trên sao Hỏa, hoàn thành các nhiệm vụ thăm dò và phát hiện như kế hoạch.

Đăng ngày: 21/08/2021
Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái đất

Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái đất

Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến bằng chứng hành tinh đỏ từng có sự sống rồi tuyệt chủng, cũng như nguyên nhân bí ẩn khiến nó trở nên chết chóc, khô cằn như ngày nay.

Đăng ngày: 20/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News