Các nhà khoa học phát hiện một ngôi sao mờ bí ẩn khác
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra vô số giả thuyết liên quan tới ánh sáng mờ của ngôi sao này, dù hầu hết đều gồm bụi và các thiên thể khác thay vì các siêu cấu trúc ngoài hành tinh khổng lồ.
Theo Science Alert đưa tin, một nhóm các nhà thiên văn học đã thông báo rằng ánh sáng của EPIC 204376071, một ngôi sao nằm cách Trái đất khoảng 440 năm ánh sáng, bị làm mờ đi khá nhiều trong một thời gian ngắn.
Ánh sáng của ngôi sao này bị làm mờ đi khá nhiều trong một thời gian ngắn.
Theo phát hiện của các nhà khoa học được đăng trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, ngôi sao này đã mờ đi khoảng 80%, với hiện tượng này kéo dài trong thời gian một ngày.
Theo phương tiện truyền thông chú thích, các nhà khoa học đã có nhiều giả thuyết có thể lí giải động thái của ngôi sao này, dù hiển nhiên không có giả thuyết nào nói đến các siêu cấu trúc ngoài hành tinh khổng lồ.
Một giả thuyết cho rằng một thiên thể khác, như một hành tinh lớn hay sao lùn nâu, có lẽ quay quanh ngôi sao này, trong khi một giả thuyết khác cho rằng có “một lớp bụi di chuyển giữa chúng ta và ngôi sao, dày hơn ở mép trước và sau đó mỏng dần trong quỹ đạo hầu như thường xuyên quanh ngôi sao”.
EPIC 204376071 không phải là ngôi sao duy nhất có động thái như vậy, vì vào năm 2015, một nhóm các nhà thiên văn học do Tabetha Boyajian đến từ Đại học Yale dẫn dắt, đã báo cáo sự thay đổi độ sáng bất thường của KIC 8462852 (còn được gọi là Sao của Tabby hay Sao của Boyajian).
Sự phát hiện này đã đưa các nhà khoa học tới việc cân nhắc khả năng về một siêu cấu trúc ngoài hành tinh giả định được gọi là quả cầu Dyson quay quanh ngôi sao này, dù các nhà thiên văn học khác tin rằng ánh sáng mờ không đều có lẽ gây ra bởi một đám bụi mỏng hoặc một thiên thể khác có nguồn gốc tự nhiên.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
