Các nhà khoa học phát triển loại camera dưới nước không cần pin
Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển loại camera mới không cần pin và truyền ảnh chụp không dây qua mặt nước.
Thay vì dùng pin hay cuộn dây điện dài, mẫu camera của MIT tích hợp hàng loạt bộ chuyển đổi gắn ở mặt ngoài. Khi sóng âm từ các nguồn như động vật hoặc phương tiện dưới nước truyền tới một bộ chuyển đổi, áp suất tạo bởi sóng đó khiến vật liệu đặc biệt bên trong bộ chuyển đổi rung lên. Do vật liệu có hiệu ứng áp điện, chúng sản sinh dòng điện để đáp lại rung động. Năng lượng tạo ra theo cách này sẽ được lưu trữ trong siêu tụ điện dùng để chụp ảnh.
Thiết kế camera truyền ảnh không dây dưới nước của MIT. (Ảnh: MIT).
Để giữ nhu cầu năng lượng cho việc chụp ảnh thấp hết mức có thể, các nhà nghiên cứu sử dụng cảm biến chụp ảnh cực tiết kiệm điện. Tuy nhiên, các cảm biến chỉ có thể chụp ảnh màu xám. Nhằm khắc phục hạn chế đó, mỗi bức ảnh bao gồm 3 lớp phơi sáng riêng biệt, lần lượt dùng đèn LED đỏ, đèn LED xanh lá cây và xanh dương. Dù mỗi lớp trông như màu trắng - đen, nó thể hiện cách vật thể phản chiếu ánh sáng ở cả bước sóng màu đỏ, xanh lá cây hoặc xanh dương. Kết quả là khi cả 3 bức ảnh được phân tích và tổng hợp, chúng có thể tạo thành một bức ảnh màu tổng hợp.
Để nhận bức ảnh kỹ thuật số không dây mã hóa theo hệ nhị phân, một thiết bị thu phát ở bề mặt truyền tín hiệu sóng âm qua nước tới máy ảnh. Module trong máy ảnh đáp lại bằng cách phản chiếu tín hiệu trở lại thiết bị thu phát (ký hiệu 1) hoặc hấp thụ tín hiệu (ký hiệu 0). Do đó, thông qua theo dõi tín hiệu nào truyền trở lại thiết bị thu phát và tín hiệu nào không, máy tính có thể ghi lại mẫu ký tự 1 và 0 đại diện cho bức ảnh.
Tính đến nay, công nghệ có phạm vi tối đa dưới nước là 40m và đã được sử dụng thành công cho các nhiệm vụ như ghi lại sự phát triển của thực vật trong hơn một tuần. Nhóm nghiên cứu ở MIT hy vọng có thể tăng phạm vi hoạt động và bộ nhớ của camera tới mức có thể truyền ảnh theo thời gian thực, thậm chí ghi hình video chuyển động. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 26/9 trên tạp chí Nature Communications.

Siêu máy tính dự báo bão ngày càng chính xác
Mỗi bản nâng cấp siêu máy tính của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ có kích thước bằng 10 chiếc tủ lạnh, sức mạnh 12,1 petaflop chỉ để nâng cao khả năng dự báo các cơn bão.

Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn
Tham vọng của Starlink giúp mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập Internet tốc độ cao, ứng dụng cần thiết với nhiều ông lớn ngành vận tải và các nhà mạng viễn thông.

Khẩu trang thông minh có thể phát hiện Covid-19, cúm và các bệnh hô hấp khác
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện các bệnh đường hô hấp, gồm cả Covid-19 và cúm.

Thiết bị khiến chó ngừng sủa trong "một nốt nhạc"
Những chú chó có tiếng sủa lớn và dai dẳng thường xuyên làm phiền người nuôi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với thiết bị đặc biệt này, chó sẽ ngừng sủa ngay lập tức.

Xe bay sạc nhanh tốc độ lên tới 225km/h
Xe bay H1 mất khoảng 20 phút để sạc pin từ 20% lên 80%, có phạm vi bay gần 100 km và chở được hai người.

Sản xuất xăng máy bay từ không khí và điện mặt trời, giấc mơ đã thành sự thật
Thay vì phải dựa vào nguồn khai thác từ nguyên liệu hóa thạch, giờ đây loại nhiên liệu phổ biến cho máy bay phản lực có thể sản xuất hoàn toàn sạch và không phát thải ra môi trường.
