Các nhà khoa học Singapore phát triển loại xi măng làm từ bùn và nước tiểu

Công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng truyền thống vẫn còn tồn tại nhược điểm, tạo ra nguồn phát thải gây hiệu ứng khí nhà kính lớn, do nguyên liệu phải qua công đoạn nung ở nhiệt độ cao. Để khắc phục, nhiều công nghệ hiện đại ra đời, mới nhất, có công nghệ sinh học vừa được trình làng.

Các nhà khoa học Singapore phát triển loại xi măng làm từ bùn và nước tiểu
Công nghệ dùng chất thải sinh học, chủ yếu là hai nguyên liệu chính là bùn cacbua công nghiệp và urê. (Ảnh minh họa).

Đây là công nghệ do Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore phát triển. Công nghệ dùng chất thải sinh học, chủ yếu là hai nguyên liệu chính là bùn cacbua công nghiệp, sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất khí axetylen và urê, có nguồn gốc từ nước tiểu của động vật có vú như bò hoặc lợn...

Bùn được xử lý sơ bộ bằng axit để tạo ra canxi hòa tan. Sau đó, nước tiểu được thêm vào để tạo thành dung dịch xi măng. Tiếp tục bổ sung các vi khuẩn đặc biệt vào dung dịch đó, nó có nhiệm vụ phân hủy ure để tạo thành các ion cacbonat. Bước tiếp theo, trong một quá trình được gọi là "kết tủa canxit do vi sinh vật gây ra", các ion cacbonat phản ứng với các ion canxi hòa tan để tạo thành canxi cacbonat đông cứng.

Khi hỗn hợp được kết hợp với cát hoặc đất, phản ứng diễn ra, canxi cacbonat sẽ liên kết với đất cát và lấp đầy khoảng rỗng trong vật liệu. Kết quả, tạo ra một khối vật liệu rắn chắc kiểu bê tông, có khả năng chống thấm nước và có màu giống với cát hoặc đất ban đầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phần mềm học toán của cậu học sinh lớp 3 thắng giải Sáng tạo thanh thiếu nhi TP HCM

Phần mềm học toán của cậu học sinh lớp 3 thắng giải Sáng tạo thanh thiếu nhi TP HCM

Phần mềm do em Cáp Hoàng Dũng (học sinh lớp 3, tiểu học Trương Định, quận 12) sáng tạo có dạng trò chơi giúp các bạn học toán, tính nhẩm nhanh hơn.

Đăng ngày: 13/06/2022
Công nghệ biến thức ăn thừa thành xi măng ăn được

Công nghệ biến thức ăn thừa thành xi măng ăn được

Nhóm nghiên cứu Kota Machida và Yuya Sakai ở Đại học Tokyo phát triển công nghệ biến đổi thức ăn thừa thành xi măng có thể ăn được nhằm phục vụ xây dựng.

Đăng ngày: 03/06/2022
Anh nông dân Việt chế tạo máy tách vỏ hạt điều năng suất gấp đôi

Anh nông dân Việt chế tạo máy tách vỏ hạt điều năng suất gấp đôi

Anh Nguyễn Văn Liền (38 tuổi) chế tạo máy tách vỏ hạt điều cải tiến, dẫn động trực tiếp không dùng nhông xích, cho năng suất 9-10 tấn trong 8 giờ hoạt động.

Đăng ngày: 02/06/2022
Top 6 việc cần làm ngay sau khi nhà bị ngập nước

Top 6 việc cần làm ngay sau khi nhà bị ngập nước

Ngập nước là điều chẳng ai muốn, nhưng nếu gặp phải tình trạng ngập lụt trong gia đình, bạn có thể phục hồi lại phần nào bằng những việc làm dưới đây.

Đăng ngày: 30/05/2022
Cô giao bài tập về nhà, học sinh làm ngay thiết bị lọc nước giá chỉ 23.000 đồng

Cô giao bài tập về nhà, học sinh làm ngay thiết bị lọc nước giá chỉ 23.000 đồng

Được cô giáo yêu cầu nghiên cứu làm một bộ lọc nước chi phí thấp, các học sinh trung học đã gây bất ngờ khi tạo ra thiết bị có khả năng tách chì khỏi nước giá chỉ 23.000 đồng.

Đăng ngày: 28/05/2022
Những giải pháp chống nắng, nóng cho nhà ở phía Tây

Những giải pháp chống nắng, nóng cho nhà ở phía Tây

Việc chống nắng, chống nóng cho nhà ở vào mùa hè, nhất là những bề mặt phía Tây của công trình cần nhiều giải pháp cụ thể.

Đăng ngày: 26/05/2022
Kỹ thuật mới giúp tái chế gỗ thành vật liệu chắc chắn hơn thép

Kỹ thuật mới giúp tái chế gỗ thành vật liệu chắc chắn hơn thép

Nhóm nghiên cứu tại Đại học British Columbia phát triển kỹ thuật mới giúp biến gỗ thải thành vật liệu bền chắc gấp 5 lần gỗ tự nhiên.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News