Các nhà khoa học tái tạo loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm
Tại các phòng thí nghiệm trên khắp Florida (Mỹ), các nhà sinh vật học đang tiến hành tái tạo những rạn san hô nhằm ngăn chặn sự suy giảm về số lượng do bệnh dịch.
San hô ở eo biển Florida gần Key Largo đang có dấu hiệu tương tự bệnh dịch hạch trắng đã xác định vào những năm 1970. Tuy nhiên, dịch bệnh SCTLD lần đầu xuất hiện gần Miami vào năm 2014. Nó lây lan sang phía nam dọc theo Florida Keys và hiện được tìm thấy ở vùng biển Caribbean gần Nam Mỹ. Căn bệnh này khiến san hô bị vôi hóa và chết.
Một thợ lặn đang bơi giữa những rạn san hô đã chết ở eo biển Florida gần Key Largo. Trong nỗ lực bảo vệ san hô khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học đang tìm kiếm loài có khả năng chịu được điều kiện sống khắc nghiệt để bảo tồn bằng cách tạo ra ngân hàng gene và nhân giống chúng.
Nhiều người lo ngại sự sụt giảm số lượng san hô sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch của khu vực.
Các nhà sinh vật học đang lấy loại san hô khỏe mạnh trong các rạn san hô bị ảnh hưởng để chăm sóc chúng tại các bể nước mặn ở 22 địa điểm khác nhau, bao gồm cả Trung tâm Cứu hộ San hô Florida ở Orlando.
Với nỗ lực nuôi dưỡng những loại san hô có khả năng chống lại bệnh tất, cũng như chịu được sự ấm lên của nước biển, các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm hiểu khả năng di truyền của những sinh vật được giải cứu.
Một loài san hô khổng lồ 300 năm tuổi ở ngoài khơi Fort Lauderdale đã bị khuất phục trước dịch bệnh SCTLD chỉ trong 4 tháng. Khi dịch bệnh tràn về phía nam dọc theo các rạn san hô của Florida, những nhà sinh vật học đã nhanh chóng thu thập chúng từ công viên quốc gia Dry Tortugas và chuyển đến bể nuôi nhằm ngăn ngừa sự lây lan của SCLTD.
Một nhà nghiên cứu làm việc với loài san hô mới sinh sản trong một bể cá.
Việc giám sát chủ động của các nhà khoa học đã giúp ngăn chặn sự sụt giảm số lượng san hô ở vùng biển Florida. Bằng cách sử dụng kháng sinh amoxicillin được cho là có thể làm chậm sự lây lan của dịch bệnh và tăng khả năng sống sót cho san hô.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.
