Các nhà khoa học tạo ra cá da trơn biến đổi gene bằng cách thêm DNA từ cá sấu
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Auburn đã sử dụng kỹ thuật biến đổi gene để thêm gene cathelicidin của cá sấu vào vào cá da trơn, giúp tăng sức khỏe của da trơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cathelicidin, được tìm thấy trong ruột, là một peptide kháng khuẩn chịu trách nhiệm giúp các sinh vật chống lại bệnh tật. gene này được thêm vào bằng cách sử dụng công nghệ chỉnh sửa hệ gene CRISPR, đã nâng cao khả năng kháng bệnh ở cá da trơn so với cá da trơn tự nhiên. Các nhà nghiên cứu thậm chí lưu ý rằng tỷ lệ sống sót của cá da trơn biến đổi đã "cao gấp hai tới năm lần".
Con cá trên ở phía trên đã được biến đổi gene.
Tuy nhiên, bởi vì các nhà nghiên cứu đã thêm cathelicidin vào một gene của hormone sinh sản, nên nó cũng làm giảm khả năng sinh sản của cá da trơn. Điều này được cho là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây nhiễm di truyền của cá lai với cá da trơn hoang dã.
Mặc dù vẫn còn một số điều không chắc chắn trong việc sử dụng công nghệ CRISPR - chủ yếu được sử dụng và nghiên cứu ở động vật có vú - trên cá, tuy nhiên các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc chỉnh sửa gene cá sấu và cá da trơn có thể được sử dụng song song với các kỹ thuật nhân giống khác để giúp nông dân đạt được sản lượng chăn nuôi cao hơn.
Vào năm 2021, ước tính có khoảng 140.000 tấn cá da trơn sống được sản xuất ở Mỹ. Cá da trơn cũng chiếm hơn 50% nhu cầu của người dân nước này đối với cá nuôi.
Nhưng quá trình chăm sóc loài sinh vật này tốn nhiều tài nguyên. Các bệnh thường lây lan giữa cá da trơn do thiếu không gian trong các trang trại nơi chúng được nuôi lớn. Khoảng 45% cá tra giống chết do bệnh truyền nhiễm. Các loài cá nói chung cũng đang trở nên kháng kháng sinh hơn.
Mặc dù người tiêu dùng có thể không thoải mái với ý tưởng cá da trơn của họ được chia sẻ nguồn gene với cá sấu Mỹ, nhưng các nhà nghiên cứu đảm bảo rằng thịt của loài cá lai sẽ hoàn toàn an toàn.
"Tôi sẽ ăn nó ngay lập tức", một trong các nhà nghiên cứu cam kết.

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ
Câu chuyện của chú chó Hachiko - nguyên mẫu phim nổi tiếng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Cảm giác khi bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi sẽ như thế nào?
Chắc hẳn không phải ai cũng có đủ dũng khí và sự bình tĩnh để ghi lại khoảnh khắc bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi, như người đàn ông trong đoạn clip dưới đây.
