Các nhà khoa học tìm được cách biến cỏ thành xăng chỉ trong vài tuần

Nếu như tự nhiên phải mất hàng triệu năm để chuyển hóa các loại thực vật thành dầu thô (sau đó là xăng cho chúng ta chạy xe) thì ngay trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học tại Đại học Ghent đã tìm được cách rút ngắn quá trình đó xuống còn có 3 tuần.

Bằng cách xử lý trước cỏ để chúng phân hủy nhanh hơn, sau đó thêm vào Clostridium - loại vi khuẩn tương tự như trong dạ dày con người nhằm cuối cùng là sản xuất ra đêcan (C10H22) - thành phần chính của xăng và nhiên liệu máy bay phản lực.

Mặc dù đêcan là một loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhưng kỳ thực vẫn cần dùng nó để phục vụ cho ngành hàng không ít nhất là vài thập kỷ tới và các nhà nghiên cứu hy vọng rằng quá trình mà họ vừa phát triển có đủ tính hiệu quả để thương mại hóa.


Cỏ có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, hứa hẹn về một tương lai nhiên liệu giá rẻ có nguồn gốc từ thực vật.

Chi tiết hơn về quy trình biến cỏ thành nhiên liệu:

  • Đầu tiên các nhà khoa học xử lý cỏ bằng những hợp chất để nó dễ phân hủy hơn, đồng thời để vi khuẩn dễ tiêu hóa hơn. Sau đó họ tiếp tục cho loại vi khuẩn Clostridium vào cỏ - đây là loại vi khuẩn chung họ với lợi khuẩn trong dạ dày người.
  • Tiếp theo, họ tiến hành một quá trình lên men tương tự như lên mem bia để tạo ra axit lactic và các dẫn xuất của nó, sau đó xử lý tiếp để được axit caproic.
  • Cuối cùng, một quá trình khác sẽ được tiến hành để thu được sản phẩm là đecan.

Tất nhiên, đecan cũng là một loại nhiên liệu không thân thiện với môi trường bởi nó cũng sản sinh ra CO2 khi bị đốt lên. Dù vậy, đây vẫn là loại nhiên liệu có mật độ năng lượng cao, cần thiết cho hàng loạt những nhu cầu của con người. Đặc biệt, đó cũng là một trong những thành phần trọng yếu của nhiên liệu dùng cho máy bay phản lực với đặc tính tuyệt vời là khối lượng nhẹ.

Mặc dù hiện tại, quá trình nói trên chỉ có thể tạo ra được vài giọt nhiên liệu nhưng các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng nó hoàn toàn có hiệu suất cao và chỉ cần tiến hành thêm vài nghiên cứu cải tiến nữa là có thể thương mại hóa. Và khác với bắp vốn cũng từng được tận dụng làm nhiên liệu trước đây, cỏ có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, lại có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng nên hoàn toàn hứa hẹn về một tương lai nhiên liệu giá rẻ có nguồn gốc từ thực vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Thác nước

Thác nước "ẩn mình" cao nhất thế giới, lưu lượng bằng 25 sông Amazon, muốn xem tận mắt cũng khó

Thác nước này được mệnh danh là cao nhất thế giới, lưu lượng gần bằng 25 lần của sông Amazon nhưng đáng tiếc rằng để chiêm ngưỡng tận mắt nó rất khó.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News