Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân sự kiện tuyệt chủng 252 triệu năm trước
Khoảng 252 triệu năm trước, Trái Đất đã trải qua sự tàn phá thảm khốc đến mức quét sạch gần như toàn bộ sự sống trên hành tinh.
70% tất cả các loài động vật có xương sống trên cạn đã bị giết chết và 96% tất cả các loài sinh vật biển, bao gồm cả bọ ba thuỳ nổi tiếng trước đó đã sống sót qua hai sự kiện tuyệt chủng hàng loạt khác.
Nó được gọi là Sự kiện tuyệt chủng Kỷ Permi-Trias và theo như chúng ta biết, đó là sự kiện thảm khốc nhất trong lịch sử Trái Đất.
Các nhà khoa học vừa đưa ra giả thuyết mới về sự kiện đại tuyệt chủng Kỷ Permi-Trias.
Trước đó, từ lâu các nhà khoa học vẫn chấp nhận một quan điểm cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân. Cụ thể hơn là hoạt động núi lửa ở Siberia đã phun ra rất nhiều vật chất vào bầu khí quyển, nó bao bọc thế giới trong một lớp tro bụi trong một triệu năm, đồng thời ngăn chặn ánh sáng mặt trời, làm loãng tầng ozone, giảm mưa axit và tăng nhiệt độ.
Tuy nhiên, bây giờ các nhà khoa học đã chứng minh những gì đã xóa sạch sinh vật biển thực tế là do nhiệt độ tăng nhanh làm tăng quá trình trao đổi chất của các sinh vật đại dương, làm tăng nhu cầu oxy của chúng. Chính vì vậy có thể nói những loài vật nghẹt thở theo nghĩa đen.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã đưa ra một dự đoán cơ học về nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng có thể được kiểm tra trực tiếp với hồ sơ hóa thạch, sau đó cho phép chúng tôi đưa ra dự đoán về nguyên nhân tuyệt chủng trong tương lai”, nhà hải dương học Justin Penn thuộc Đại học Washington cho biết.
Để đưa ra nhận định này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện mô phỏng trên máy tính về những thay đổi mà Trái Đất trải qua trong sự kiện đại tuyệt chủng. Trước khi núi lửa Siberia phun trào, nhiệt độ và nồng độ oxy tương tự như hiện nay.
Sau đó, các nhà nghiên cứu nâng cao khí nhà kính trong bầu khí quyển của mô hình để mô phỏng các điều kiện sau vụ phun trào, làm tăng nhiệt độ mặt nước biển khoảng 11 độ C. Điều này dẫn đến sự suy giảm oxy khoảng 76% và khoảng 40% dưới đáy biển, chủ yếu ở độ sâu lớn hơn, đã hoàn toàn cạn kiệt oxy.
"Rất ít sinh vật biển ở trong cùng một môi trường sống mà chúng đang sống bị diệt vong", nhà hải dương học Curtis Deutsch thuộc Đại học Washington nhấn mạnh.
Kể từ năm 1880, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng 0,8 độ C và hai phần ba sự gia tăng đó đã xảy ra kể từ năm 1975. Và sự nóng lên của các đại dương trên Trái Đất vẫn đang tiếp tục gia tăng.
"Theo kịch bản phát thải như thường lệ, vào năm 2100, sự nóng lên ở các đại dương sẽ đạt gần 20% sự nóng lên ở cuối kỷ Permi và đến năm 2300, nó sẽ đạt từ 35 - 50%", nhà nghiên cứu Penn nói.