Các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất cách tính thời gian ngoài vũ trụ

Nhóm nhà khoa học thuộc Tập đoàn Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc, Viện Nghiên cứu công nghệ không gian Trung Quốc và Đài Quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc đề xuất một tiêu chuẩn chung để tính toán thời gian trên toàn Hệ Mặt trời, không lấy Trái đất hay tôn giáo làm cơ sở như hệ thống hiện tại.

Các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất cách tính thời gian ngoài vũ trụ
Theo nhóm nhà khoa học, tiêu chuẩn mới rất cần thiết vì con người đã tiến vào vũ trụ.

Mặc dù là điều hiển nhiên tại Trái đất, nhưng tính thời gian bên ngoài không gian lại là thách thức lớn. Nhóm nhà khoa học lưu ý rằng không thể xác định chính xác thời gian trên sao Hỏa bằng cách đồng bộ hóa nó với thời gian trên Trái đất vì phải mất từ 3 đến 22 phút để một tín hiệu vô tuyến truyền từ Trái đất đến sao Hỏa, và vị trí tương đối và vận tốc của hai hành tinh liên tục thay đổi.

Để phát triển một hệ thống tính thời gian dùng bên ngoài Trái đất, nhóm nhà khoa học đề xuất lấy khối tâm hệ thiên thể (barycenter) làm gốc tọa độ xác định các vị trí trong không gian. Điểm thời gian bắt đầu có thể được định nghĩa là lúc tín hiệu từ một sao xung (pulsar) mili giây truyền đến khối tâm hệ thiên thể.

Cách tính như vậy khác hoàn toàn với hệ thống hiện tại với Trái đất là trung tâm hệ tọa độ và kinh tuyến Greenwich là điểm tham chiếu. Năm 0 trong dương lịch (lịch Gregory) lấy năm sinh của Chúa Jesus.

Theo nhóm nhà khoa học Trung Quốc, thách thức lớn trong thiết lập tiêu chuẩn mới là chọn sao xung và tín hiệu tính điểm thời gian bắt đầu.

Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho biết giới khoa học từ lâu đã nghĩ đến việc không dùng hệ thống tính thời gian lấy Trái đất làm trung tâm hay tôn giáo làm cơ sở nữa.

“Trên thực tế, các nhà thiên văn đã sử dụng một hệ thống như vậy khi nghiên cứu tín hiệu từ bên ngoài hệ Mặt trời với độ chính xác thời gian cao, hoặc khi tính toán vị trí các hành tinh”, theo ông McDowell.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ phát hiện hố đen

Bất ngờ phát hiện hố đen "quái vật" có tốc độ quay chậm bất thường

Hố đen luôn được coi là một trong những thực thể phức tạp và bí ẩn nhất đối với khoa học hiện đại.

Đăng ngày: 15/07/2022
Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?

Ở độ cao 1,5 triệu km, kính viễn vọng James Webb sử dụng băng tần giống các dịch vụ Internet vệ tinh để gửi dữ liệu về Trái đất.

Đăng ngày: 15/07/2022
Các kỹ sư NASA đang phải tìm lại hướng dẫn sử dụng các đây 45 năm để khắc phục sự cố của tàu Voyager 1

Các kỹ sư NASA đang phải tìm lại hướng dẫn sử dụng các đây 45 năm để khắc phục sự cố của tàu Voyager 1

Voyager 1 là một tàu vũ trụ nặng 722 kg hoạt động ở ngoài Hệ Mặt trời và xa hơn nữa, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977.

Đăng ngày: 15/07/2022
7 món ngon bị cấm mang lên tàu vũ trụ, thế này thì thiệt cho phi hành gia quá!

7 món ngon bị cấm mang lên tàu vũ trụ, thế này thì thiệt cho phi hành gia quá!

Môi trường không trọng lực kèm theo đó là không gian tích trữ ít ỏi đã giới hạn khá nhiều các lựa chọn thực đơn của phi hành gia.

Đăng ngày: 15/07/2022
Hiện tượng vũ trụ được Einstein tiên đoán có thể thay đổi cái nhìn về vũ trụ như chúng ta đã biết!

Hiện tượng vũ trụ được Einstein tiên đoán có thể thay đổi cái nhìn về vũ trụ như chúng ta đã biết!

Quá trình này có thể được sử dụng để khám phá một lớp hạt siêu nhẹ hoàn toàn mới và cung cấp thông tin trực tiếp về khối lượng và trạng thái của các đám mây “nguyên tử hấp dẫn”.

Đăng ngày: 14/07/2022
Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ ngoài Trái đất: Như nhịp đập trái tim con người

Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ ngoài Trái đất: Như nhịp đập trái tim con người

Siêu kính viễn vọng vô tuyến CHIME của Canada vừa bắt được một tín hiệu vô tuyến chưa từng có tiền lệ - một chớp sóng vô tuyến sở hữu những cực đại tuần hoàn chính xác đến kinh ngạc, đều như nhịp tim.

Đăng ngày: 14/07/2022
Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Chuyến bay lên quỹ đạo của tàu vũ trụ Starship có thể sẽ phải hoãn lại do vụ nổ bất ngờ xảy ra khi thử nghiệm động cơ hôm 12/7.

Đăng ngày: 14/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News