Các nhà khoa học Vũ Hán từng có ý định thả virus Corona biến đổi vào hang dơi

Các nhà khoa học ở Vũ Hán, Trung Quốc từng có kế hoạch cấy virus Corona biến đổi vào quần thể dơi để giúp chúng chống lại những căn bệnh có thể lây lan sang người.

Theo các tài liệu mới được tiết lộ, khoảng 18 tháng trước khi những ca mắc Covid-19 đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Vũ Hán đã đệ trình kế hoạch phun các hạt nano thẩm thấu qua da có chứa “protein đột biến” của virus Corona vào hang dơi ở Vân Nam, Trung Quốc. Đây có thể được xem như một hình thức chủng ngừa qua không khí.


Một nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc). (Ảnh: AFP).

Họ cũng có kế hoạch tạo ra virus Chimeric (một loại virus lai có chứa vật chất di truyền có nguồn gốc từ hai hoặc nhiều loại virus khác nhau) được can thiệp gene có khả năng lây lan trên người dễ dàng hơn, và đề nghị Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ tài trợ 14 triệu USD cho dự án.

Những tài liệu mới này được phát hành bởi Drastic - nhóm điều tra do các nhà khoa học trên khắp thế giới thành lập để tìm hiểu nguồn gốc dịch Covid-19.

Được một cựu quan chức từ thời chính quyền Donald Trump xác nhận là có thật, các tài liệu trên cho thấy, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành chỉnh sửa gene trên virus Corona ở dơi để cho phép chúng dễ dàng xâm nhập tế bào người hơn. Đề xuất cũng bao gồm kế hoạch trộn lẫn các chủng virus Corona tự nhiên có nguy cơ cao với các chủng có khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng ít nguy hiểm hơn.

Nhà động vật học người Anh Peter Daszak của tổ chức EcoHealth Alliance (trụ sở tại Mỹ) – người hợp tác chặt chẽ với Viện Virus học Vũ Hán nghiên cứu virus Corona trên loài dơi đã soạn thảo và trình dự án nghiên cứu nói trên cho DARPA.

Tuy nhiên, DARPA đã từ chối tài trợ cho dự án do lo ngại nó có thể khiến các cộng đồng địa phương gặp rủi ro. DARPA cũng cảnh báo rằng , nhóm nghiên cứu đã không xem xét cẩn thận những nguy cơ mà virus đột biến hoặc việc chủng ngừa qua không khí gây ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Đăng ngày: 11/03/2022
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 01/10/2021
Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Đăng ngày: 28/09/2021
WHO bỏ 3 biến chủng nCoV khỏi danh sách đáng quan tâm

WHO bỏ 3 biến chủng nCoV khỏi danh sách đáng quan tâm

Tổ chức Y tế Thế giới hạ cấp cảnh báo với các biến chủng này vì tỷ lệ lây nhiễm suy giảm đáng kể.

Đăng ngày: 23/09/2021
Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Theo kết quả được công bố, vắc xin Abdala có hiệu quả bảo vệ trên 92%, đây cũng là loại vắc xin có 3 liều tiêm, mỗi liều cách nhau 14 ngày.

Đăng ngày: 23/09/2021
Vì sao biến chủng R.1 gây lo ngại?

Vì sao biến chủng R.1 gây lo ngại?

Dù chưa được giới chức Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm cần quan tâm đặc biệt, biến chủng R.1 mang một số đột biến có thể khiến virus lây lan dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 23/09/2021
Nguyên nhân nhiều người mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Nguyên nhân nhiều người mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Tiêm vaccine không đồng nghĩa với hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Đăng ngày: 22/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News