Vì sao biến chủng R.1 gây lo ngại?

Dù chưa được giới chức Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm cần quan tâm đặc biệt, biến chủng R.1 mang một số đột biến có thể khiến virus lây lan dễ dàng hơn.

Biến chủng R.1 được phát hiện lần đầu ngày 6/1 tại Nhật Bản. Các bệnh nhân là hành khách đến Tokyo từ bang Amazonas của Brazil hôm 2/1.

Chủng virus này chưa được WHO hay CDC coi xếp vào các nhóm cần theo dõi đặc biệt. Tuy vậy, Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản đã coi đây là biến chủng “đáng quan tâm”.

Cơ quan này cho biết Nhật Bản đã ghi nhận 7.057 ca mắc biến chủng R.1 tính đến ngày 11/7. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại thủ đô Tokyo, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 mắc biến chủng R.1 trong tháng 2 là 8%. Tuy vậy, tỷ lệ này đã tăng lên 46% trong tháng 3.

Trong khi đó, giáo sư William Haseltine tại Trường Y Harvard cho biết số ca dương tính với chủng R.1 tại Mỹ đã vượt qua con số 10.000. “R.1 là một biến chủng cần được theo dõi. Nó đã xuất hiện và gây ra lo ngại ở cả Nhật Bản và Mỹ”, giáo sư Haseltine nói.

Phát hiện mới tại Mỹ

Tháng 3 năm nay, biến chủng R.1 lần đầu được giới chức Mỹ phát hiện tại một nhà dưỡng lão ở bang Kentucky.

Theo một báo cáo được đăng tải vào đầu tuần này trên website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trong số 83 cư dân và 116 nhân viên y tế của nhà dưỡng lão, 26 cư dân và 20 nhân viên y tế mắc Covid-19.

Vì sao biến chủng R.1 gây lo ngại?
Biến chủng R.1 gây bệnh cho 46 người trong một nhà dưỡng lão tại bang Kentucky, Mỹ. (Ảnh: Reuters).

Những mẫu bệnh phẩm này được gửi đi phân tích trình tự gen. Kết quả cho thấy chúng có chứa các dạng đột biến của chủng R.1.

Đáng chú ý, khoảng 90% cư dân và 52% nhân viên tại viện dưỡng lão đã được tiêm đủ hai mũi vaccine. Trong số những người mắc bệnh, 18 cư dân và 4 nhân viên y tế đã tiêm đủ hai mũi.

Bên cạnh đó, có 4 ca bệnh được phát hiện đã từng mắc Covid-19 trước đó, trong đó có một ca tử vong. Theo CDC, những phát hiện này đặt ra mối quan ngại về sự suy giảm hiệu quả của vaccine và miễn dịch tự nhiên trước biến chủng R.1.

Tuy nhiên, vaccine vẫn có tác dụng, đặc biệt đối với số ca nhập viện và tử vong. Theo báo cáo của CDC, 75% số cư dân chưa được tiêm vaccine ở nhà dưỡng lão dương tính với chủng R.1, cao gấp 3 lần con số 25,4% ở những người đã được tiêm vaccine.

Sự chênh lệch còn cao hơn ở nhóm nhân viên y tế. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người chưa được tiêm vaccine là 29,6%, cao gấp 4,1 lần những người đã được tiêm chủng (7,1%).

Báo cáo cũng kết luận vaccine của Pfizer/BioNTech có hiệu quả 66,2% trong ngăn ngừa số ca nhiễm, 86,5% trong ngăn ngừa triệu chứng, 94,4% trong ngăn ngừa số ca nhập viện và tử vong trước biến chủng này.

Các dạng đột biến quen thuộc

Biến chủng R.1 có chứa “bộ ba” đột biến thường được phát hiện ở các biến chủng trước đây: đột biến C241U, đột biến P323L ở polymerase NSP12 và đột biến D614G. Trong đó, đột biến D614G có thể làm gia tăng khả năng lây lan của virus. Trong khi đó, giới khoa học chưa rõ tác động của hai dạng đột biến còn lại.

“Bộ ba” này đã được phát hiện từ những biến chủng đầu tiên của virus đầu năm 2020, cũng như có trong các dạng đột biến nguy hiểm như Alpha, Beta, Gamma, Delta, Lambda hay Mu.

Vì sao biến chủng R.1 gây lo ngại?
Các nhà khoa học chỉ ra chủng R.1 có chứa một số dạng đột biến có thể khiến virus thêm nguy hiểm. (Ảnh: Time).

Bên cạnh đó, chủng R.1 còn có ba dạng đột biến ở protein gai (có chức năng giúp virus gắn vào thụ thể trên bề mặt vật chủ). Trong đó, hai dạng đột biến E484K và W152L đã được phát hiện ở nhiều biến chủng khác, trong khi đột biến G769V lần đầu được phát hiện ở biến chủng R.1.

Đột biến E484K đã được phát hiện trước đó ở các biến chủng Beta, Gamma, Eta, Iota và Mu. Dạng đột biến này giúp virus gia tăng khả năng đối phó với kháng thể, qua đó kháng cự tốt hơn với hệ miễn dịch của con người. Trong khi đó, đột biến W152L có thể giảm hiệu quả của kháng thể trung hòa trước virus.

Chủng R.1 chỉ là một trong số nhiều dạng đột biến của Covid-19 đã được phát hiện trên thế giới. Trong số đó, WHO đang xếp 4 biến chủng Alpha (phát hiện lần đầu tại Anh tháng 9/2020), Beta (phát hiện lần đầu tại Nam Phi tháng 5/2020), Gamma (phát hiện lần đầu tại Brazil tháng 11/2020) và Delta (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ tháng 10/2020) vào danh sách “đáng quan ngại”.

Trong khi đó, hai biến chủng Lambda (phát hiện lần đầu tại Peru tháng 12/2020) và Mu (phát hiện lần đầu tại Colombia tháng 1/2021) được coi là “đáng quan tâm”. Trước đó, danh sách này còn bao gồm một số chủng virus khác như Eta, Iota, Kappa, nhưng các chủng này đã được đưa khỏi danh sách khi không gây nguy hại như lo ngại.

Dù không được xếp vào hai nhóm trên, biến chủng R.1 vẫn có thể gây ra nguy hại đối với con người, theo các chuyên gia y tế.

“Chúng ta cần theo dõi biến chủng R.1. Chủng virus này đã có được chỗ đứng ở cả Nhật Bản và Mỹ”, giáo sư Haseltine nhận định. “Bên cạnh các dạng đột biến phổ biến, R.1 có một số dạng đột biến đặc biệt, có thể tạo ra lợi thế cho virus trong quá trình lây nhiễm, sinh sôi và đánh bại hệ miễn dịch”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân nhiều người mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Nguyên nhân nhiều người mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Tiêm vaccine không đồng nghĩa với hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Đăng ngày: 22/09/2021
Phát hiện yếu tố khiến nCoV dễ lây lan trong không khí

Phát hiện yếu tố khiến nCoV dễ lây lan trong không khí

Nhóm chuyên gia tại Áo và Italy cho rằng giọt bắn chứa nCoV bay lơ lửng ngoài không khí, lan xa hơn trong môi trường ẩm ướt.

Đăng ngày: 21/09/2021
Các nhà nghiên cứu Campuchia đi tìm nguồn gốc Covid-19

Các nhà nghiên cứu Campuchia đi tìm nguồn gốc Covid-19

Các nhà nghiên cứu đang thu thập mẫu dơi ở miền bắc Campuchia để có thể hiểu rõ hơn về đại dịch do virus corona gây ra.

Đăng ngày: 21/09/2021
Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Moderna, Pfizer và J&J

Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Moderna, Pfizer và J&J

Nghiên cứu về ba loại vaccine Covid-19 cho thấy tính hiệu quả của vaccine Moderna dẫn đầu trong cuộc chiến chống dịch hiện nay, CNN đưa tin hôm 17/9.

Đăng ngày: 20/09/2021
Nhà khoa học Việt chế tạo

Nhà khoa học Việt chế tạo "mắt thông minh" phòng Covid-19

Mắt thông minh - CLi SmartEyes sẽ giúp tự động kiểm soát tại các điểm công cộng, phát hiện người bị sốt, lịch sử dịch tễ thay người đứng chốt.

Đăng ngày: 20/09/2021
Đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào?

Đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào?

Các nhà khoa học cho rằng Covid-19 khác với những đại dịch trước đây và sẽ không thể kết thúc trong vòng 6 tháng tới, mà cần nhiều thời gian hơn.

Đăng ngày: 17/09/2021
Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19

Thuốc hạ sốt có nhiều dạng. Những người bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19 cần biết cách dùng đúng các dạng thuốc này mới đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Đăng ngày: 17/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News