Chưa biến chủng Covid-19 nào đủ sức đánh bại Delta

Không phải các biến chủng "đáng quan tâm" như Lambda hay Mu, các nhà khoa học mới đây cho biết những làn sóng lây nhiễm Covid-19 vẫn do biến chủng Delta thống trị.

Trevor Bedford, một nhà virus học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Mỹ, cho biết: “Cho đến nay chưa có biến chủng nào có thể 'cạnh tranh' được với Delta”.

Các nhà nghiên cứu cho biết biến chủng Delta có thể tiếp tục "giữ vững" vị thế thống trị so với các biến chủng khác như Lambda hoặc Mu. Delta đã phát triển để có thể lây lan nhanh đến mức các biến chủng khác không theo kịp, theo Wall Street Journal.


Delta vẫn tiếp tục là biến chủng thống trị trong đại dịch Covid-19. (Ảnh: AFP).

Sự thống trị của biến chủng Delta có thể là một "tin tốt" ở một vài khía cạnh. Chẳng hạn, biến chủng này không gây ra tình trạng bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn các biến chủng đã biết trước đó, và các vaccine hiện hành vẫn tiếp tục cho thấy hiệu quả trong việc chống lại Delta.

Tiến sĩ Bedford cho biết: “Với sự lây lan của biến chủng Delta, chúng ta ngày càng xây dựng được khả năng miễn dịch”.

Lambda và Mu lần đầu được phát hiện ở Nam Mỹ, lục địa duy nhất mà Delta không chiếm ưu thế. Biến chủng Lambda có thời điểm chiếm tới 92% số ca mắc tại Peru, song tỷ lệ giảm dần sau đó.

Các ca nhiễm biến chủng Mu (B.1.621) đầu tiên được xác nhận ở Colombia vào tháng 1, nhanh chóng hoành hành tại quốc gia này, và lan sang hơn 50 nơi khác trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/8 đưa biến chủng Mu vào danh sách “cần theo dõi” do chứa một số dạng đột biến có tiềm năng nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Đăng ngày: 11/03/2022
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 01/10/2021
Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Đăng ngày: 28/09/2021
Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Theo kết quả được công bố, vắc xin Abdala có hiệu quả bảo vệ trên 92%, đây cũng là loại vắc xin có 3 liều tiêm, mỗi liều cách nhau 14 ngày.

Đăng ngày: 23/09/2021
Vì sao vaccine Covid-19 không có hiệu quả trọn đời?

Vì sao vaccine Covid-19 không có hiệu quả trọn đời?

Không giống như vaccine dành cho một số căn bệnh nguy hiểm khác như sởi, bạch hầu, uốn ván, hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19 suy giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

Đăng ngày: 13/09/2021
Moderna phát triển vắc xin

Moderna phát triển vắc xin "2 trong 1" ngừa cả Covid-19 lẫn cúm

Vắc xin "2 trong 1" kết hợp vắc xin ngừa cúm và vắc xin ngừa COVID-19 là một thông tin tích cực rất được quan tâm. Thông tin này đã giúp cho cổ phiếu của Moderna tăng thêm 6,2% trong ngày 9-9.

Đăng ngày: 12/09/2021
Giáo sư Weissman phát triển vaccine chống mọi virus corona

Giáo sư Weissman phát triển vaccine chống mọi virus corona

Nhiều thập kỷ nghiên cứu của Drew Weissman đã giúp hàng tỷ người được tiêm vaccine Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA, nhưng ông vẫn chưa dừng lại.

Đăng ngày: 11/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News