Nghiên cứu mới: Nọc rắn độc Brazil có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã phát hiện phân tử trong nọc rắn jararacussu có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2.

Một nghiên cứu đăng tải trên chuyên trang khoa học Molecules vào tháng 8 cho thấy phân tử trong nọc rắn jararacussu có thể ức chế 75% khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ, theo Reuters.

Nghiên cứu mới: Nọc rắn độc Brazil có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2
Các nhà khoa học có thể điều chế phân tử được tìm thấy trong nọc rắn jararacussu, vì thế người dân không cần phải săn bắt chúng. (Ảnh: Reuters).

"Chúng tôi phát hiện thành phần này có thể ức chế protein quan trọng của virus SARS-CoV-2", theo ông Rafael Guido, giảng viên tại đại học Sao Paulo và là tác giả của nghiên cứu trên.

Phân tử này là một peptide, hay còn gọi là chuỗi axit amin, có khả năng kết nối với enzyme PLPro của virus corona mà không gây hại đến những tế bào khác. Enzyme PLPro kích thích sự phát triển và sản sinh của virus SARS-CoV-2.

Ông Guido cho biết peptide này có thể được điều chế trong phòng thí nghiệm, vì vậy người dân không cần phải săn bắt hay nuôi rắn jararacussu.

"Chúng tôi lo ngại rằng mọi người sẽ đi săn rắn jararacussu khắp Brazil và cho rằng họ sẽ cứu thế giới. Họ không cần làm thế", ông Giuseppe Puorto, Giám đốc bảo tàng sinh học thuộc Viện Nghiên cứu Butantan, Sao Paulo, cho biết. "Bản thân nọc rắn sẽ không thể chữa được Covid-19".

Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là đánh giá độ hiệu quả theo các liều lượng khác nhau, cũng như khả năng ngăn chặn virus corona xâm nhập tế bào của phân tử này.

Họ hy vọng có thể thử nghiệm trên tế bào con người. Tuy thông tin cụ thể về thời gian tiến hành vẫn chưa được tiết lộ.

Rắn jararacussu là một trong những loại rắn độc lớn nhất ở Brazil. Con trưởng thành có thể dài đến 2 mét. Loài rắn này sống ở vùng vịnh của rừng Đại Tây Dương, Brazil, cũng như ở Bolivia, Paraguay và Argentina.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thế giới đã biết những gì về biến chủng Mu có nguy cơ kháng vaccine?

Thế giới đã biết những gì về biến chủng Mu có nguy cơ kháng vaccine?

Dữ liệu sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy biến chủng Mu dường như có khả năng chống lại kháng thể cao hơn.

Đăng ngày: 02/09/2021
F0 tại nhà nên và không nên ăn gì? Hướng dẫn chính thức từ Bộ Y tế

F0 tại nhà nên và không nên ăn gì? Hướng dẫn chính thức từ Bộ Y tế

Theo Bộ Y tế, đại dịch Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 01/09/2021
Thời điểm F0 dễ phát tán nCoV nhất

Thời điểm F0 dễ phát tán nCoV nhất

Theo nghiên cứu từ nhóm chuyên gia của Mỹ và Trung Quốc, thời điểm trước 2 ngày và sau 72 giờ khởi phát triệu chứng, bệnh nhân Covid-19 có khả năng lây lan nCoV cao nhất.

Đăng ngày: 30/08/2021
Nam Phi phát hiện biến chủng nCoV mới

Nam Phi phát hiện biến chủng nCoV mới

Biến chủng này được cảnh báo đã xuất hiện ở hầu hết tỉnh của Nam Phi và lan ra ít nhất 7 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đăng ngày: 30/08/2021
Trạm tạo oxy từ khí trời hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Việt Nam

Trạm tạo oxy từ khí trời hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Việt Nam

Mỗi trạm có thể cung cấp oxy di động cho một khu hồi sức 20 giường bệnh hoặc từ 60-70 bệnh nhân thở oxy thường, sẽ thử nghiệm tại Bình Dương và Đồng Nai.

Đăng ngày: 28/08/2021
Một bệnh nhân SARS có kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng nCoV

Một bệnh nhân SARS có kháng thể vô hiệu hóa mọi biến chủng nCoV

Người này là bệnh nhân từng mắc SARS năm 2003 và đã khỏi bệnh. Các nhà khoa học phát hiện kháng thể đặc biệt trong máu của họ khi chiếu tia xạ.

Đăng ngày: 28/08/2021
Bộ Y tế công bố 7 loại thuốc điều trị F0 tại nhà

Bộ Y tế công bố 7 loại thuốc điều trị F0 tại nhà

Người nhiễm SARS-CoV-2 điều trị tại nhà sẽ được dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, sát khuẩn hầu họng, nâng cao thể trạng.

Đăng ngày: 27/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News