Thế giới đã biết những gì về biến chủng Lambda?

Trong bối cảnh biến chủng Delta mang cơn ác mộng Covid-19 quay lại nhiều quốc gia, sự nổi lên của biến chủng Lambda đang gia tăng thách thức toàn cầu.

Lần đầu tiên được xác định ở Peru vào tháng 12/2020, biến chủng Lambda được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến chủng cần chú ý (VOI), thấp hơn các biến chủng cần quan tâm (VOC) như biến chủng Delta.

Trong tháng 4, biến chủng Lambda được cho là chiếm tới 81% số ca nhiễm mới ở Peru và là nguyên nhân khiến quốc gia này báo cáo số người chết vì Covid-19 cao hàng đầu thế giới.

Sau đó, nó lan rộng ra khu vực Nam Mỹ (Chile, Ecuador, Argentina, Brazil) và đã có mặt tại khoảng 30 quốc gia.

Quốc gia mới nhất công bố ghi nhận ca mắc biến chủng Lambda là Nhật Bản. Bộ Y tế Nhật Bản ngày 6/8 cho biết biến chủng Lambda được phát hiện ở một phụ nữ ngoài 30 tuổi trở về Nhật Bản từ Peru hôm 20/7, theo Japan Times.

Người này có kết quả xét nghiệm dương tính tại khu cách ly ở sân bay Haneda, thủ đô Tokyo.

Pháp đã báo cáo ca mắc liên quan đến Lambda vào đầu tháng 5. Mỹ cũng đưa ra cảnh báo về biến chủng này sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên tại bệnh viện ở Houston, bang Texas vào cuối tháng 7.

Thế giới đã biết những gì về biến chủng Lambda?
Y tá chăm sóc bệnh nhân trong phòng điều trị Covid-19 tại bệnh viện Honorio Delgado ở Arequipa, Peru, hôm 24/6. (Ảnh: AP).

“Có những biến chủng phát sinh hàng ngày”, tiến sĩ Gregory Ba Lan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vaccine tại Phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota cho biết. “Nếu một biến chủng mang những đột biến mới, câu hỏi đặt ra là chúng có giúp virus có thêm lợi thế trong cuộc chiến với con người hay không? Và với Lambda, câu trả lời là có".

Lambda có khả năng lây nhiễm cao hơn không?

Theo các nhà khoa học, so với biến chủng Delta đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới, biến chủng Lambda hiện ít đáng lo ngại hơn. Nhưng các nghiên cứu ban đầu cho thấy nó mang hai đột biến T76I và L452Q có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2.

"Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác liệu Lambda có khả năng lây nhiễm cao hơn hay kháng vaccine phòng bệnh không. Tuy nhiên, cho đến nay, có vẻ như biến chủng này dễ lây lan hơn so với chủng gốc SARS-CoV-2 ban đầu", tiến sĩ Preeti Malani, giám đốc y tế bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Đại học Michigan, Mỹ cho biết.

"Các nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy rằng các loại vaccine hiện có vẫn có tác dụng phòng ngừa trước biến chủng này", bà Malani thông tin thêm.

Bà nhận định thế giới sẽ chứng kiến thêm sự xuất hiện của các biến chủng khác trừ khi kiểm soát được sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

“Cách duy nhất là tiêm chủng rộng rãi để kiểm soát sự lây lan và ngăn chặn sự đột biến của virus", tiến sĩ Malani cho biết. “Đó là một cuộc chạy đua để tiêm chủng cho đủ dân số trước khi các biến chủng mới phát triển với khả năng kháng lại biện pháp phòng ngừa".

Thế giới đã biết những gì về biến chủng Lambda?
Theo nghiên cứu ban đầu, biến chủng Lambda dễ lây nhiễm hơn so với chủng gốc. (Ảnh: NIAID).

Lambda có kháng vaccine không?

Theo một bài báo được đăng tải vào tuần trước trên trang biorxiv.org, biến chủng Lambda mang ba đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể thoát khỏi kháng thể sau khi nhiễm và sau khi tiêm một số loại vaccine.

Tuy nhiên, bài báo do các nhà khoa học ở Nhật Bản viết vẫn chưa được xuất bản trên một tạp chí có thẩm định. Và không có bằng chứng cho thấy biến chủng Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vacicne.

Cho đến nay, nghiên cứu mức độ bảo vệ của vaccine trước biến chủng Lambda vẫn cần thực hiện thêm.

Tuy nhiên, vào tháng 7, một số nhà nghiên cứu thông báo họ đã tìm được bằng chứng cho thấy nếu tiêm mũi tăng cường, những người tiêm một liều vaccine Johnson & Johnson có thể được bảo vệ tốt hơn khỏi các biến chủng mới, bao gồm Lambda.

Nathaniel Landau tại Đại học New York cùng các đồng nghiệp cho biết xét nghiệm máu lấy từ các tình nguyện viên đã tiêm vaccine cho thấy Lambda chứa một số đột biến mới, có thể né tránh các kháng thể được tạo ra bởi một liều vaccine Johnson & Johnson.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiêm mũi Johnson & Johnson thứ hai, hoặc thậm chí là Moderna hay Pfizer, có thể bảo vệ con người tốt hơn.

Theo nghiên cứu, các biến chủng Beta, Delta, Delta+ và Lambda cho thấy khả năng kháng vaccine "khiêm tốn" hơn đối với các kháng thể được tạo ra bởi vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna.

Thế giới đã biết những gì về biến chủng Lambda?
Biến chủng Lambda có thể khiến cuộc chiến chống Covid-19 thêm khó khăn. (Ảnh: AFP).

Dù vậy, theo CNN, đó là chỉ là kết quả trong phòng thí nghiệm và chưa phản ánh được tác dụng thực tế của vaccine. Nghiên cứu cũng chưa qua thẩm định cẩn thận và mới chỉ được công bố trên mạng.

"Hai đột biến bổ sung là T76I và L452Q, khiến Lambda có khả năng lây nhiễm cao hơn. Hiện tại, biến chủng Lambda được WHO gắn là "Biến chủng cần chú ý''. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu chúng có đáng lo ngại hơn biến chủng Delta hay không”, tiến sĩ Ravina Kullar, chuyên gia của Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Mỹ cho biết.

Ông cho hay sẽ cần có thêm nghiên cứu giải trình tự toàn bộ hệ gene virus để đánh giá hiệu quả của vaccine có bị ảnh hưởng bởi biến chủng Lambda hay không.

"Và cách tốt nhất để ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chủng là tiêm vaccine đầy đủ, không đi du lịch nước ngoài và tuân theo các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, bao gồm đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, và không tham gia các hoạt động xã hội lớn như tụ họp", ông Kullar nhấn mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19 thường gặp nhất

Những câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19 thường gặp nhất

Vì sao cần tiêm vaccine Covid-19? Khi nào nên và không nên tiêm vaccine Covid-19? Độ tuổi nào được tiêm vaccine Covid-19?

Đăng ngày: 10/08/2021
Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới

Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19 có thể được đặt tên theo các chòm sao trên trời sau khi đã dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp.

Đăng ngày: 10/08/2021
Thiết bị phát hiện biến chủng nCoV trong nước bọt

Thiết bị phát hiện biến chủng nCoV trong nước bọt

Các kỹ sư thiết kế một thiết bị dạng máy tính nhỏ có thể phát hiện nCoV và nhiều biến chủng từ mẫu nước bọt trong vòng một giờ.

Đăng ngày: 08/08/2021
Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin AstraZeneca

Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin AstraZeneca

Theo chuyên gia, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, tất cả các trường hợp đều phải được khám sàng lọc trước khi tiêm. Các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng mới được bác sĩ chỉ định tiêm.

Đăng ngày: 07/08/2021
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 06/08/2021
Các nhà khoa học cảnh báo biến thể “Ngày Tận thế” nguy hiểm hơn Delta đang ở phía trước

Các nhà khoa học cảnh báo biến thể “Ngày Tận thế” nguy hiểm hơn Delta đang ở phía trước

Liệu có tồn tại một biến thể Covid-19 " Ngày Tận thế" ngoài kia có thể thoát khỏi vaccine, lan rộng như cháy rừng và khiến ngày càng nhiều bệnh nhân trở nặng hơn hay không?

Đăng ngày: 06/08/2021
19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế

19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Bộ Y tế khuyến cáo 19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất cùng 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 06/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News