Các nhà nghiên cứu Campuchia đi tìm nguồn gốc Covid-19

Các nhà nghiên cứu đang thu thập mẫu dơi ở miền bắc Campuchia để có thể hiểu rõ hơn về đại dịch do virus corona gây ra. Họ vừa có chuyến trở về khu vực nơi một loại virus tương tự được tìm thấy ở động vật cách đây một thập kỷ.

Hai mẫu dơi móng ngựa được thu thập từ năm 2010 ở tỉnh Stung Treng giáp biên với Lào và được lưu giữ tại Viện Pasteur Cambodge (IPC) ở Phnom Penh.

Các nhà nghiên cứu Campuchia đi tìm nguồn gốc Covid-19
Các nhà nghiên cứu Campuchia lấy mẫu dịch họng từ dơi để tìm virus corona. (Ảnh: Reuters).

Những xét nghiệm được tiến hành năm ngoái cho thấy virus từ hai mẫu dơi này có họ hàng gần với virus corona gây ra đại dịch Covid-19, khiến 4,6 triệu người trên thế giới thiệt mạng.

Một nhóm nghiên cứu gồm 8 thành viên của IPC đã thu thập mẫu dơi và phân loại chúng. Nghiên cứu tương tự đang được tiến hành ở Philippines.

“Chúng tôi hy vọng kết quả từ nghiên cứu này có thể giúp thế giới hiểu rõ hơn về Covid-19”, điều phối viên thực địa Thavry Hoem nói với Reuters khi đang dùng lưới bắt dơi.

Những động vật chủ như dơi thường không có triệu chứng mắc bệnh, nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu lây truyền virus sang người hoặc các động vật khác.

TS Veasna Duong, giám đốc virus học của IPC, cho biết viện này đã thực hiện 4 chuyến đi như vậy trong 2 năm qua, hy vọng tìm thấy manh mối về nguồn gốc và sự tiến hoá của virus ký sinh ở dơi.

“Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu virus có còn ở đây và hiểu cách tiến hoá của virus”, ông cho biết.

Những virus chết người bắt nguồn từ dơi bao gồm Ebola và các virus gây ra dịch SARS và MERS. Nhưng TS Veasna Duong cho rằng con người có lỗi với những hậu quả tàn khốc do Covid-19 gây ra, vì đã can thiệp và tàn phá môi trường sống tự nhiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Moderna, Pfizer và J&J

Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Moderna, Pfizer và J&J

Nghiên cứu về ba loại vaccine Covid-19 cho thấy tính hiệu quả của vaccine Moderna dẫn đầu trong cuộc chiến chống dịch hiện nay, CNN đưa tin hôm 17/9.

Đăng ngày: 20/09/2021
Nhà khoa học Việt chế tạo

Nhà khoa học Việt chế tạo "mắt thông minh" phòng Covid-19

Mắt thông minh - CLi SmartEyes sẽ giúp tự động kiểm soát tại các điểm công cộng, phát hiện người bị sốt, lịch sử dịch tễ thay người đứng chốt.

Đăng ngày: 20/09/2021
Đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào?

Đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào?

Các nhà khoa học cho rằng Covid-19 khác với những đại dịch trước đây và sẽ không thể kết thúc trong vòng 6 tháng tới, mà cần nhiều thời gian hơn.

Đăng ngày: 17/09/2021
Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19

Cách dùng các dạng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19

Thuốc hạ sốt có nhiều dạng. Những người bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19 cần biết cách dùng đúng các dạng thuốc này mới đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Đăng ngày: 17/09/2021
Nghiên cứu tạo ra vaccine đường mũi ngừa Covid-19

Nghiên cứu tạo ra vaccine đường mũi ngừa Covid-19

Các nhà nghiên cứu tạo ra loại vaccine mới có khả năng tạo miễn dịch niêm mạc ở mũi, rào cản đầu tiên chống lại virus trước khi chúng di chuyển xuống phổi.

Đăng ngày: 17/09/2021
Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Top 10 điều bác sĩ khuyên để sống chung với SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa, đột biến và sẽ tồn tại lâu dài với loài người.

Đăng ngày: 15/09/2021
Lý do không nên test kháng thể cho người tiêm vaccine Covid-19

Lý do không nên test kháng thể cho người tiêm vaccine Covid-19

Xét nghiệm kháng thể không thể khẳng định một người nào đó mắc Covid-19. Những người đã tiêm chủng cũng có thể cho ra kết quả âm, dương tính giả.

Đăng ngày: 14/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News