Các nhà nghiên cứu tạo ra ốc vít thông minh tự cung cấp năng lượng, biết gửi cảnh báo khi lỏng

Trong nỗ lực cải thiện quy trình kiểm định chất lượng công trình định kỳ, các nhà nghiên cứu tại công ty Cụm Công nghệ Internet Nhận thức Tuyệt hảo Fraunhofer (CCIT) chế tạo thành công một con ốc thông minh, có thể tự phát đi cảnh báo nếu nó không còn chặt như ngày đầu lắp ráp.

Chẳng cần biết ốc được siết chặt tới đâu, những thiết bị này sẽ luôn lỏng đi trong quá trình sử dụng. Ốc trên cầu đường, cối xay gió, cần cẩu, hay thậm chí tàu lượn siêu tốc sẽ lung lay sau tác động liên tục của rung động. Chúng có thể lỏng ra theo thời gian, và có thể gây hậu quả khó lường.

Đó là lý do vì sao nhóm nghiên cứu muốn lắp thêm cảm biến cho ốc. Tận dụng sức mạnh kết nối của Internet vạn vật, ốc chứa cả một hệ thống cảnh báo cho biết khi nào ốc lỏng đi.

Các nhà nghiên cứu tạo ra ốc vít thông minh tự cung cấp năng lượng, biết gửi cảnh báo khi lỏng
Con ốc này có thể tự phát đi cảnh báo nếu nó không còn chặt như ngày đầu lắp ráp.

Thiết bị có tên Smart Screw Connection sở hữu một lớp phim mỏng chịu lực làm long đen. Chúng sẽ tạo ra điện trở khi có tác động vật lý lên mình. Trong trường hợp này, khi siết chặt ốc, cảm biến sẽ đo đạc áp lực ở 3 điểm trên con ốc. Khi ốc lỏng đi, áp lực đè lên tấm phim không còn nhiều và khiến điện trở thay đổi, cảm biến sẽ phát đi tín hiệu cảnh báo.

Đầu con ốc còn chứa một cơ chế phát tín hiệu vô tuyến, có thể truyền dữ liệu không dây tới trạm đặt cách đó không xa; Smart Screw Conenction sử dụng giao thức truyền tín hiệu không dây MIoTy, có phạm vi phủ sóng lên tới 20km.

Các nhà nghiên cứu tạo ra ốc vít thông minh tự cung cấp năng lượng, biết gửi cảnh báo khi lỏng
Ốc thông minh giúp giảm chi phí bảo trì, giảm thời gian chờ được bảo dưỡng.

Một trạm có thể theo dõi dữ liệu của 100.000 thiết bị óc thông minh. Số dữ liệu trên mang tính mở, đồng nghĩa với việc bất cứ ai có Internet đều có thể truy cập và kiểm tra độ chặt của từng con ốc riêng lẻ. Ốc thông minh không chỉ giúp giảm chi phí bảo trì, mà còn giảm thời gian chờ được bảo dưỡng khi sở hữu hệ thống cảnh báo từ xa.

Để tránh phải thay pin cho từng con ốc, các nhà nghiên cứu đưa vào Smart Screw Connection công nghệ sản xuất điện từ nhiệt năng. Khác biệt giữa nhiệt lượng trong đầu con ốc và môi trường xung quanh sẽ tạo điện, liên tục cung cấp “nhiên liệu” cho con ốc hoạt động.

Công nghệ hiện đại sẽ giúp giảm thiểu khối lượng công việc của con người, đồng thời đảm bảo tính ổn định của công trình, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu cánh ngầm có thể lặn đầu tiên trên thế giới

Tàu cánh ngầm có thể lặn đầu tiên trên thế giới

Công ty khởi nghiệp iSpace2o bắt đầu sản xuất phần vỏ của mẫu tàu cánh ngầm tốc độ cao có thể lặn sâu dưới nước mang tên Deepseaker DS1.

Đăng ngày: 04/05/2022
Vật liệu siêu dẫn giúp máy tính chạy nhanh hơn 400 lần

Vật liệu siêu dẫn giúp máy tính chạy nhanh hơn 400 lần

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học TU Delft phát triển vật liệu siêu dẫn cho phép máy tính chạy nhanh hơn hàng trăm lần so với hiện nay.

Đăng ngày: 03/05/2022
Sắp có điều hòa không khí đeo cổ, mát lạnh cả ngày mà giá chỉ 3,6 triệu đồng

Sắp có điều hòa không khí đeo cổ, mát lạnh cả ngày mà giá chỉ 3,6 triệu đồng

Metaura Pro được tuyên bố là thiết bị điều hòa không khí đeo cổ đầu tiên trên thế giới có khả năng liên tục thổi không khí lạnh để giữ mát cho người đeo.

Đăng ngày: 30/04/2022
Nhật chế tạo robot xây dựng khổng lồ điều khiển bằng thực tế ảo, ngầu như các Jaeger trong Pacific Rim

Nhật chế tạo robot xây dựng khổng lồ điều khiển bằng thực tế ảo, ngầu như các Jaeger trong Pacific Rim

Trong lĩnh vực robot, Nhật số 2 thì có lẽ không ai dám nhận số 1!

Đăng ngày: 28/04/2022
Robot tí hon có khả năng nhảy cao tới 32 mét

Robot tí hon có khả năng nhảy cao tới 32 mét

Robot có kiểu dáng kỳ lạ, dù chỉ dài 30 cm, nhưng có thể nhảy xa gấp 100 lần chiều cao của chính nó.

Đăng ngày: 28/04/2022
Phát triển thiết bị siêu nhạy nghe thấy vi khuẩn

Phát triển thiết bị siêu nhạy nghe thấy vi khuẩn

Thiết bị nghe siêu nhạy có thể là chìa khóa để các bác sĩ đối mặt với cuộc khủng hoảng ngày càng tăng của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Đăng ngày: 27/04/2022
Công nghệ truyền điện không dây bằng vi sóng

Công nghệ truyền điện không dây bằng vi sóng

Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân của Mỹ (NRL) truyền thành công 1,6 kW điện qua khoảng cách một kilomet bằng chùm vi sóng từ cơ sở ở Maryland.

Đăng ngày: 26/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News