Các nhà thiên văn học chụp được ảnh chòm sao hình chim hải âu

Chòm sao IC 2177 là nơi những ngôi sao mới ra đời. Khu vực này bao gồm bụi, hidro, heli và dấu vết một số nguyên tố nặng. Những chi tiết khác thường do Kính viễn vọng VST của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam ESO chụp được cho thấy các đối tượng thiên văn trong chòm sao tạo thành hình chim hải âu.

Những thành phần chính của IC 2177 là 3 đám mây khí lớn, trong đó khác biệt nhất là Shapless 2-296 (Sh2-296). Đám mây khí Sh2-296 tạo thành “đôi cánh”, trải dài trên khoảng cách 100 năm ánh sáng. Nó là điển hình của tinh vân phát xạ, được gọi là khu vực HII, trong đó diễn ra những quá trình hình thành sao mới.

Các nhà thiên văn học chụp được ảnh chòm sao hình chim hải âu
Đám mây khí Sh2-296 tạo thành “đôi cánh”, trải dài trên khoảng cách 100 năm ánh sáng.

Bức xạ do các ngôi sao trẻ phát ra khiến các đám mây khí có màu sắc rực rỡ. Bức xạ này cũng là nhân tố chính xác định hình dạng các đám mây, đồng thời tạo ra áp suất lên vật chất xung quanh.

Đám mây khí thứ hai Sh2-292 trông giống “đầu hải âu”. Thành phần khả kiến rõ nét nhất của nó là ngôi sao đặc biệt sáng HD 53367 (ngôi sao này lớn hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 20 lần).

Các nhà thiên văn học gọi nó là “mắt hải âu”. Đám mây Sh2-292 vừa là đám mây phát xạ, vừa là đám mây phản xạ. Phần lớn ánh sáng của nó được phát ra từ khí ion hóa xung quanh các ngôi sao đang hình thành; đồng thời một lượng lớn ánh sáng cũng bị phản xạ từ các ngôi sao bên ngoài tinh vân.

Những dải sẫm màu, làm gián đoạn tính đồng nhất của các đám mây khí, chính là các dải bụi. Đây là những khu vực có mật độ vật chất đậm đặc hơn, che lấp một phần khí phát sáng phía sau

Chòm sao IC 2177 ở cách chúng ta khoảng 3.700 năm ánh sáng. Các thiên hà xoắn có thể chứa hàng ngàn đám mây khí với vật chất tập trung chủ yếu tại các “cánh tay xoắn”.

Trong thành phần của IC 2177 còn có một vài đám mây nhỏ hơn, trong đó có Sh2-297, Sh2-292 và Sh2-295.

Bức ảnh IC 2177 do Kính viễn vọng VST chụp. VST là một trong những kính viễn vọng lớn trên thế giới, dùng để quan sát bầu trời trong ánh sáng khả kiến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thiên thể màu tím tiết lộ tương lai Mặt trời

Phát hiện thiên thể màu tím tiết lộ tương lai Mặt trời

Một con sứa vũ trụ khổng lồ và kỳ lạ vừa được kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện, mà theo NASA chính là đoạn kết rực rỡ của một ngôi sao già giống mặt trời.

Đăng ngày: 25/08/2019
Những phát hiện mới về tiểu hành tinh Ryugu gần Trái đất

Những phát hiện mới về tiểu hành tinh Ryugu gần Trái đất

Tiểu hành tinh này có đường kính 900m, do đó lực hấp dẫn của tiểu hành tinh này yếu hơn so với Trái Đất tới 66.500 lần.

Đăng ngày: 24/08/2019
Mặt trăng suýt bị đánh bom nguyên tử như thế nào?

Mặt trăng suýt bị đánh bom nguyên tử như thế nào?

Theo đó, một tên lửa mang bom hạt nhân loại nhỏ sẽ được phóng từ địa điểm bí mật, vượt qua 238.000 km trước khi va chạm và phát nổ trên bề mặt mặt trăng.

Đăng ngày: 23/08/2019
Nga lần đầu tiên phóng robot mang hình người lên ISS

Nga lần đầu tiên phóng robot mang hình người lên ISS

Robot Fedor được phóng trên tàu Soyuz MS-14 lúc 6 giờ 38 (giờ địa phương), tức 10 giờ 38 (giờ Hà Nội), từ sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.

Đăng ngày: 23/08/2019
Nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy Mặt trăng sáng hơn cả Mặt trời

Nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy Mặt trăng sáng hơn cả Mặt trời

Tia gamma xuất phát từ các vụ nổ trong vũ trụ va chạm vào Mặt trăng, khiến vệ tinh tự nhiên của Trái Đất bị nhiễm gamma và tạo ra các bức xạ.

Đăng ngày: 22/08/2019
Elon Musk lại gở miệng, nói sắp có thiên thạch đâm vào Trái đất

Elon Musk lại gở miệng, nói sắp có thiên thạch đâm vào Trái đất

CEO SpaceX cho biết sẽ có một thiên thạch lớn đâm vào Trái Đất và loài người chưa chuẩn bị cho việc đó.

Đăng ngày: 21/08/2019
NASA xây căn cứ loài người trên Mặt trăng bằng cỗ xe 6 triệu USD này

NASA xây căn cứ loài người trên Mặt trăng bằng cỗ xe 6 triệu USD này

Trước khi đặt chân lên Hỏa tinh, con người cần lập một căn cứ Mặt Trăng để chuyển tiếp. Chúng ta sẽ di chuyển bằng phương tiện gì tại đây? Câu trả lời là chiếc Lunar Electric Rover, xe vượt địa hình NASA dùng để chinh phục "chị Hằng".

Đăng ngày: 21/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News