Các phi hành gia đón năm mới ở trạm vũ trụ quốc tế

Các phi hành gia được đón giao thừa nhiều lần liên tiếp và cùng có một bữa tiệc không bia rượu.

Theo NBC, với độ cao hơn 300km từ mặt đất, các nhà du hành lấy giờ chuẩn theo giờ GMT. Họ sẽ chính thức đón năm mới cùng lúc với người dân Anh.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) chỉ mất 90 phút để quay quanh Trái đất. Trong khoảng thời gian đó, các phi hành gia có thể ngắm 15 lần bình minh trong ngày. Điều này có nghĩa họ có thể đón 16 giao thừa trong ngày đầu năm mới.

Các phi hành gia đón năm mới ở trạm vũ trụ quốc tế
6 thành viên trong phi hành đoàn tại ISS sẽ đón năm mới với một bữa tiệc... nước hoa quả. (Ảnh: NASA).

Nhiều người thắc mắc về món ăn sẽ xuất hiện trong bữa tiệc của các phi hành gia. Tuy nhiên, điều duy nhất chắc chắn là họ không uống rượu. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cấm tuyệt đối các loại đồ uống có cồn trong không gian. Vì vậy, phi hành gia sẽ dùng những đồ uống nhẹ nhàng hơn để đón chào năm mới. Món khoái khẩu thường là nước hoa quả.

Đồ ăn sẽ phong phú hơn. Họ được chọn giữa hoa quả, các loại hạt, gà, bò, hải sản... Điều thú vị là tiêu và muối được đóng gói thành những dung dịch, đề tránh việc chúng bị phát tán trong khoang tàu.

Các phi hành gia người Mỹ thường nâng ly chúc nhau khi ISS đi ngang qua phần lãnh thổ quê hương họ. Cũng giống như ở Trái đất, nếu năm mới rơi vào chủ nhật, những nhà du hành được nghỉ thêm ngày thứ hai.

ISS hiện là nơi cư trú của 6 phi hành gia tới từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó là một tổ hợp công trình được hợp tác xây dựng giữa Nga và Mỹ, quay quanh Trái đất với vận tốc khoảng 27.000km mỗi giờ. Đây cũng là phương tiện vũ trụ đắt giá nhất thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thăm dò sao Hỏa được lắp... gương

Tàu thăm dò sao Hỏa được lắp... gương "tự sướng"

Gương "tự sướng" trị giá khoảng 1,2 tỉ USD được lắp vào phần đầu tàu thăm dò sẽ giúp nó chụp hình ảnh của chính mình trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 01/01/2017
Robot chuyên sửa chữa vệ tinh trong vũ trụ của NASA

Robot chuyên sửa chữa vệ tinh trong vũ trụ của NASA

Robot Restore-L có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thấp quanh Trái đất, dự kiến hoạt động từ năm 2020.

Đăng ngày: 01/01/2017
Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017

Mưa sao băng hay nguyệt thực là các sự kiện thiên văn trong năm 2017 mà người Việt có thể quan sát.

Đăng ngày: 01/01/2017
Trạm không gian NASA sử dụng Laser thăm dò đại dương

Trạm không gian NASA sử dụng Laser thăm dò đại dương

Mặc dù sinh vật phù du có kích thước rất nhỏ nhưng chúng đóng một vai trò rất lớn trong hệ sinh thái - chúng thậm chí có thể cho chúng ta biết về biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 31/12/2016
Sao chổi tạo pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm Giao thừa

Sao chổi tạo pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm Giao thừa

Một ngôi sao chổi sẽ bay ngang quái Trái Đất hôm 31/12, thắp sáng bầu trời đêm bằng màn pháo hoa tự nhiên rực rỡ khi thế giới chào đón năm mới.

Đăng ngày: 31/12/2016
Giả thuyết mới gây tranh cãi về lực hấp dẫn

Giả thuyết mới gây tranh cãi về lực hấp dẫn

Một giả thuyết mới gây tranh cãi về lực hấp dẫn đã vượt qua bài thử nghiệm đầu tiên. Nếu tiếp tục thành công, giả thuyết này sẽ thay thế hoàn toàn nền vật lý hiện tại.

Đăng ngày: 29/12/2016
Bộ đồ phi hành gia bảo vệ con người như thế nào?

Bộ đồ phi hành gia bảo vệ con người như thế nào?

Không chỉ có khả năng cung cấp oxy, điều hòa thân nhiệt hay thậm chí hỗ trợ điều kiện vệ sinh sẵn có, những bộ đồ phi hành gia còn kiêm chức năng bảo vệ trước những mảnh vụn bay quanh Trái Đất.

Đăng ngày: 28/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News