Các tàu vũ trụ có thể đi với tốc độ ánh sáng

Theo Manasvi Lingam và Abraham Loeb, hai giáo sư hàng đầu tại Đại học Harvard, siêu tân tinh có thể được sử dụng để đẩy tốc độ của các con tàu vũ trụ lên tốc độ ánh sáng.

Họ đã gợi ý rằng nếu một tàu vũ trụ cực kỳ tiên tiến được chế tạo có thể khai thác sức mạnh của những hiện tượng tự nhiên này, con người có thể đạt được những gì được cho là không thể.


Hai giáo sư này đều cho rằng về mặt lý thuyết, siêu tân tinh có thể có những tác dụng đặc biệt nếu biết cách khai thác.

Tương tự như một chiếc thuyền buồm, người ta cho rằng con người có thể tạo ra một cánh buồm Mặt trời hoặc cánh buồm từ tính có thể đẩy một chiếc tàu theo tốc độ ánh sáng một cách hiệu quả.

Cụ thể sẽ sử dụng bức xạ điện từ phát ra từ siêu tân tinh (vụ nổ siêu mạnh của một ngôi sao) để tạo ra lực đẩy cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ.

Điều này phụ thuộc vào bức xạ điện từ để tạo áp lực chống lại cánh buồm có độ phản xạ cao, tạo ra lực đẩy có nghĩa là không cần nhiên liệu động cơ. Năng lượng và độ sáng được tạo ra bởi một siêu tân tinh giống như những gì một tỷ Mặt trời sẽ tạo ra trong một tháng.

Nghiên cứu của hai giáo sư hàng đầu cho biết điều này có thể xảy ra nếu công nghệ được phát triển trong những năm tới.

Lingam, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã phát triển các mô hình toán học để xác định tốc độ tối đa có thể đạt được bằng các cánh buồm nhẹ và cánh buồm điện. Tốc độ tối đa thay đổi tùy thuộc vào hệ thống động lực sử dụng cũng như các vật thể thiên văn đang xem xét”.

Nhưng có một số trở ngại lớn cần phải vượt qua nếu một kế hoạch như của họ có thể khả thi trong tương lai. Điều này bao gồm vấn đề dự đoán siêu tân tinh, không chỉ cực kỳ hiếm mà còn gần như không thể dự báo chính xác.

Các chuyên gia đã dự đoán chúng nằm trong phạm vi một triệu năm mới có một lần. Ngoài ra, một chiếc tàu vũ trụ sẽ cần được chế tạo để có thể đối phó với ma sát đến từ khí xung quanh ngôi sao sắp nổ tung.

Và cuối cùng gần như chắc chắn rằng nhiệm vụ đang nằm trên lý thuyết này sẽ sử dụng một tàu vũ trụ không người lái vì dường như vượt ra khỏi khả năng con người có thể sống sót khi đạt đến tốc độ tương đối như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 18/03/2025
Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News